Có rất nhiều thứ có thể quên nhưng cũng có nhiều thứ suốt cả cuộc đời bạn sẽ không bao giờ quên như cách đi xe đạp là một ví dụ.

Chiếc xe đạp là vật dụng quen thuộc với tuổi thơ nhiều người trong chúng ta và nó như một người bạn tri kỉ đi cùng mỗi người qua năm tháng. Nhưng khi chúng ta ngày càng trưởng thành hơn, chiếc xe đạp gần như mất hết tác dụng và nó bị cho vào một xó nào đó rồi bị lãng quên theo thời gian. Nhưng bất chợt một ngày, bạn gặp lại một chiếc xe đạp và thấy rằng mình vẫn có thể sử dụng nó một cách thành thục.

Tuổi thơ nhiều người gắn liền với chiếc xe đạp. (Ảnh: MTBR Forums)

Điều này khá kỳ lạ bởi trong nhiều trường hợp ký ức của chúng ta bị lãng quên trong thời gian dài như quên 1 địa điểm nào đó, một người chúng ta từng gặp hay nơi chúng ta cất giấu chìa khóa. Vậy làm thế nào chúng ta vẫn nhớ cách đi xe đạp sau nhiều năm như vậy?

Boris Suchan – giáo sư khoa tâm thần kinh học tại Đại học Ruhr Bochum, Đức cho biết các loại ký ức khác nhau sẽ được lưu giữ trong khu vực riêng biệt của bộ não. Bộ phận này được chia làm 2 loại: quy nạp và thường trực.

Bộ phận quy nạp là những trải nghiệm như ngày đầu tiên chúng ta đi học, đi làm hay nụ hôn đầu đời. Loại trí nhớ này là cách chúng ta diễn giải những sự việc đã từng diễn ra. Hay những kiến thức thực tế như thủ đô Paris, Pháp là “Kinh đô ánh sáng” là một phần của trí nhớ ngữ nghĩa. Hai loại bộ phận quy nạp này có 1 điểm chung là bạn biết về kiến thức và có thể truyền lại cho người khác. 

Giáo sư thần kinh học Boris Suchan. (Ảnh: RUB News – Ruhr-Universität Bochum)

Tuy nhiên, các kỹ năng như đi xe đạp, chơi nhạc cụ… lại được lưu trữ trong một nơi riêng biệt gọi là bộ phận thường trực. 

Một trong những thí nghiệm nổi tiếng về bộ nhớ thường trực là thí nghiệm liên quan tới một người bị mắc chứng động kinh có tên là Henry Gustav Molaison. Trong những năm 1950, ông trải qua 1 cuộc phẫu thuật loại bỏ các phần của bộ não của mình, gồm cả phần lớn của vùng đồi thị. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ra rằng mặc dù số lượng các cơn động kinh đã giảm nhưng Molaison không thể hình thành những ký ức mới. Nhiều ký ức của ông về thời gian trước khi phẫu thuật cũng bị xóa sạch. 

Để tìm hiểu thêm về hiện tượng này, các nhà thần kinh thực hiện nhiều thí nghiệm với Molaison. Họ yêu cầu ông vẽ ngôi sao 5 cánh trên tờ giấy khi chỉ nhìn vào ngôi sao và tay qua 1 chiếc gương. Mặc dù các kỹ năng phối hợp tay-mắt của Henry Gustav Molaison được cải thiện trong vài ngày nhưng chưa bao giờ ông nhớ đến việc mình đã thực hiện nó. Điều này có nghĩa là ông có thể hình thành kí ức mới nhưng không thể nhớ những kí ức cũ.

Nói dễ hiểu hơn chút là Molaison có thể thực hiện những công việc đã từng làm trong quá khứ nhưng ông lại chẳng nhớ rằng mình đã từng làm như vậy. 

Henry Gustav Molaison – Người đàn ông là minh chứng cho việc không thể nhớ nhưng vẫn có thể làm những điều mà mình từng làm trước đây. (Ảnh: PBS)

Bằng các nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngay cả với chấn thương não dẫn đến chấn thương bộ phận thường trực. Đó là bởi hạch tủy cơ bản, cấu trúc chịu trách nhiệm xử lý bộ nhớ thường trực được bảo vệ tương đối ở trung tâm não, bên dưới vỏ não. Vì thế những việc như đi xe đạp sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Tuy nhiên, người ta vẫn chưa lí giải được nguyên nhân vì sao bộ nhớ thường trực thường ít đánh mất thông tin hơn bộ nhớ quy nạp (trong cả trường hợp không có chấn thương não).

Sơn Tùng