Vương miện cổ nhất được biết đến trên thế giới, được tìm thấy năm 1961 trong kho báu Nahal Mishmar, cùng với vô số các hiện vật quý khác, có niên đại từ thời kỳ Đồ đồng vào khoảng giữa 4000 – 3500 năm TCN.
Vương miện này đã được Viện nghiên cứu Thế giới cổ đại của Đại học New York công bố trong triển lãm “Bậc thầy về lửa: Nghệ thuật thời kỳ Đồ đồng ở Israel” vào đầu năm nay.
Vương miện cổ này chỉ là một trong hơn 400 hiện vật được khai quật trong một hang động ở sa mạc Judean gần Biển Chết hơn nửa thế kỷ trước. Vương miện có hình dạng giống một chiếc nhẫn dày, nổi bật những hình chim kền kền và ô cửa sổ nhô lên từ phía trên đỉnh. Người ta tin rằng chiếc vương miện này đóng vai trò trong lễ an táng của những nhân vật quan trọng vào thời đó.
Vương miện có hình dạng giống một chiếc nhẫn dày, nổi bật những hình chim kền kền và ô cửa sổ nhô lên từ phía trên đỉnh.
Đại học New York cho biết: “Là một hiện vật biểu thị cho quyền lực và uy thế to lớn, chiếc vương miện gồ ghề, tạc từ đồng đen thô trong kho báu Nahal Mishmar chào mừng khách tham quan đến triển lãm Bậc thầy về Lửa. Những chỗ nhô lên bí ẩn dọc theo vành vương miệng hình chim và lỗ hổng hinh vuông, cùng với hình dáng tổng thể hình trụ, gợi tưởng đến các nghi thức an táng vào thời đó.”
Kho báu Nahal Mishmar được nhà khảo cổ học Pessah Bar-Adon phát hiện ẩn giấu trong một khe nứt tự nhiên và được bao phủ trong một tấm chiếu bằng rơm tại một hang động ở phía bắc Nahal Mishmar, ngày nay được biết đến là “hang kho báu”. 442 hiện vật có giá trị làm từ đồng, đồng thiếc, ngà và đá, bao gồm 249 vương trượng trượng, 100 quyền trượng, 5 vương miện, sừng đựng thuốc súng, công cụ và vũ khí.
Một số hiện vật trong kho báu Nahal Mishmar (Ảnh: Ella Zayith/Wikimedia Commons)
Một số hiện vật là độc nhất và chưa từng được tìm thấy ở những nơi khác. Những cái chụp tròn thường được cho là vương trượng, nhưng không có bằng chứng cho thấy chúng đã từng được sử dụng trong chiến trận.
Sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ carbon-14 đối với tấm sậy bao bọc các hiện vật cho thấy niên đại lên đến ít nhất 3500 năm TCN. Chính vào giai đoạn này việc sử dụng đồng trở nên phổ biến trên khắp khu vực Levant (hiện nay bao gồm Li-băng, Israel, Jordan, Síp, nam Thổ Nhĩ Kỳ), xác nhận những phát triển công nghệ đáng kể song song với các tiến bộ xã hội chủ chốt trong khu vực.
Một số hiện vật là độc nhất và chưa từng được tìm thấy ở những nơi khác. Những cái chụp tròn thường được cho là vương trượng, nhưng không có bằng chứng cho thấy chúng đã từng được sử dụng trong chiến trận. Các hiện vật còn lại thậm chí còn có kiểu dáng kỳ lạ và độc đáo hơn, như cây quyền trượng bằng đồng thiếc trong hình dưới.
Bản sao một cây quyền trượng bằng đồng thiếc trong hang động ở Nahal Mishmar. Trưng bày tại Bảo tàng Hecht ở thành phố Haifa, Israel vào tháng 7/2010. (Ảnh: Oren Rozen/Wikimedia Commons)
Các hiện vật trong kho báu Nahal Mishmar dường như đã được thu thập một cách vội vã, dẫn tới giả thuyết cho rằng chúng là những báu vật linh thiêng của Đền thờ Chalcolithic tại ốc đảo bỏ hoang Ein Gedi (thuộc Israel bây giờ), cách khu vực đó khoảng 12 km, và đã được cất giấu trong hang động vào thời khắc nguy cấp.
Đền thờ Chalcolithic trên vùng Kibbutz Ein Gedi ngày nay. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Daniel Master, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Wheaton và là một thành viên của nhóm tổ chức triển lãm, cho biết: “Điểm thú vị về giai đoạn lịch sử này là một sự bùng nổ sức sáng tạo đã định hình các công nghệ của thế giới cổ đại trong hàng nghìn năm”.
Jennifer Chi, giám đốc triển lãm ISAW và cũng là trưởng nhóm tổ chức, nói thêm: “Dưới cặp mắt hiện đại, thật đáng ngạc nhiên khi thấy nhóm người này, vốn đã làm chủ quá nhiều công nghệ và hệ thống xã hội mới, vẫn có khả năng tạo ra những vật thể có tính thẩm mỹ lâu dài như vậy.”
Mục đích và nguồn gốc của kho báu này hiện vẫn là một bí ẩn.
Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đọc bản gốc tại đây.
Hoàng Sâm biên dịch