Các nhà khảo cổ đã khai quật được các hóa thạch động vật có niên đại khoảng 650 triệu năm tuổi. Những hóa thạch này có niên đại xa xưa hơn tất cả các hóa thạch động vật từng được phát hiện trước đây. Chúng đã được tìm thấy ở Nam Úc và thuộc về những loài động vật thân cứng giống hải miên.
“Các nhà khoa học đã phát hiện được rằng, giới động vật có thể đã xuất hiện trên Trái đất sớm hơn 90 triệu năm so với hiểu biết được phổ biến rộng rãi trước đây”, Tiến sĩ H. Richard Lane đến từ Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation) phát biểu trong một thông cáo báo chí. “Có thể hình dung điều này với việc nhân loại hiện đại chúng ta đã bắt đầu từ cuối kỷ Phấn trắng (kỷ Creta)”.
Được biết, trước phát hiện này, các loài động vật thân cứng cổ xưa nhất được tìm thấy có niên đại khoảng 550 triệu năm trước, trong khi các hóa thạch gây tranh cãi của động vật thân mềm này lại có niên đại từ 577-542 triệu năm trước.
“Chúng tôi đã quen với việc tìm thấy các mẫu đá với các vết bùn in hằn bên trên, và lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng, đây cũng là loại đá này”, TS Adam Maloof từ Đại học Princeton cho biết, “Nhưng sau đó chúng tôi nhận thấy những mẫu hình lặp đi lặp lại này ở khắp mọi nơi—trong những cái chạc xương đòn, những chiếc vòng, các tấm đục lỗ và những cái xương đe. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã đụng phải một loài sinh vật nào đó, nên chúng tôi quyết định phân tích các mẫu hóa thạch này”.
Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience vào ngày 17/8/2015.
Trong chuyên mục “Khoa học Huyền bí”, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan đến các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Stephanie Lam, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch
Xem thêm: