Một nhà khảo cổ tin rằng có một kim tự tháp khổng lồ cao hơn 900 m nằm bên dưới lớp đất đá và cây cỏ ở Úc, được xây bởi người Ai Cập khi họ đặt chân đến đây từ 4.500 năm trước, tức sớm hơn người Châu Âu cả nghìn năm.
Theo Ancient Code, các kim tự tháp có mặt khắp nơi trên thế giới. Bất kể nhìn đi đâu, chúng ta sẽ thấy các nền văn minh cổ đại đều xây dựng loại công trình hùng vĩ này. ví dụ nổi tiếng nhất trong số đó là Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, một kỳ quan kiến trúc cổ đại vẫn đứng vững sau hàng nghìn năm phong hóa.
Hiện một nhóm các nhà khảo cổ học ở Úc tuyên bố rằng trước khi nước này được người Châu Âu đặt chân đến lần đầu tiên, thì trên thực tế, từ hàng nghìn năm trước đó, người Ai Cập cổ đại đã ghé thăm Châu Úc và thậm chí xây dựng hai kim tự tháp ở nơi đây.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng theo nhóm nghiên cứu, hơn 4.500 năm sau khi người Ai Cập cổ đại vượt biển đến Úc, người ta tin rằng một Kim tự tháp bí ẩn, được xây tại một ngọn núi ở phía bắc bang Queensland đã được phát hiện.
Theo một bộ các ký tự tượng hình tại vùng Gosford, có đến hai kim tự tháp ở Australia – một ở vùng Gympie (ảnh trên), vốn đã bị phá hủy, và một cái khác vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay.
Nhóm tuyên bố ‘Kim tự tháp Walsh’, nằm ở phía bắc bang Queensland, đứng sừng sững với chiều cao lên đến 922 mét. Tại đây có một quả đồi có dạng kim tự tháp khổng lồ.
Kim tự tháp này được cho là nơi yên nghỉ cuối cùng của Hoàng tử Ai Cập Nefer-ti-ru.
Tuyên bố của họ được củng cố bởi “Các ký tự tượng hình Gosford”, một bộ ký tự chạm khắc kỳ lạ mà theo rất nhiều nhà nghiên cứu là chữ tượng hình Ai Cập. Nằm gần thành phố Sydney, các ký tự phức tạp này được cho là có niên đại hàng nghìn năm tuổi, và được chạm khắc bởi một đoàn thám hiểm hoàng gia Ai Cập cổ đại khi họ đặt chân lên Úc vào khoảng 4.500 năm trước.
Đây là những ký tự tượng hình Gosford của Ai Cập cổ đại.
Những bộ ký tự tượng hình thú vị này được gọi là Các chữ tượng hình Kariong, do chúng nằm tại Vườn Quốc gia Brisbane Water, thuộc vùng Kariong, và cũng được gọi là Các chữ tượng hình Gosford, do nằm gần khu dân cư Gosford, bang New South Wales. Chúng nằm trên hai dãy tường trong khu vực.
Dãy tường chạm khắc các ký tự tượng hình Gosford.
Theo một bài đăng trước đây trên Đại Kỷ Nguyên, nhà khảo cổ học Ray Johnson được ủy thác phiên dịch các ký tự này cho Bảo tàng Cổ vật ở Cairo, Ai Cập và đã giải nghĩa thành công nội dung các ký tự trên hai bức tường đối diện.
Bản dịch các ký tự Gosford ghi nhận chuyến hành trình đầy gian truân của một nhóm thám hiểm hoàng gia Ai Cập bị đắm tàu ở một vùng đất xa xôi, kỳ lạ và không mấy thân thiện—hiện được biết đến với cái tên nước Úc.
Quý độc giả có thể xem bản dịch các ký tự Gosford tại đây.
Xem thêm:
- Ký tự tượng hình Gosford: Hoàng tử Ai Cập từng vượt biển đến Úc, hàng nghìn năm trước người Châu Âu?
Trở lại với Kim tự tháp tại Úc. Ray Johnson cho rằng bộ ký tự tượng hình bí ẩn tại Gosford chỉ ra Hoàng tử Ai Cập Nefer-ti-ru, con trai của Pha-ra-ông Khufu, đã được an táng trong khu vực này.
Ngoài ra, Johnson còn tin rằng Các ký tự tượng hình Gosford kể lại câu chuyện về các thủy thủ Ai Cập cổ đại đã xây HAI kim tự tháp ở Úc, một trong số đó nằm ở Gympie, tại phía đông nam bang Queensland. Kim tự tháp này rốt cục đã bị phá hủy.
Kim tự tháp thứ nhất, tại Gympie, ở phía đông nam bang Queensland, trước khi bị phá hủy.
Ông Johnson tin rằng kim tự tháp thứ hai nằm dưới lớp đất dày và không được nhìn thấy trong hàng nghìn năm.
Bất chấp thực tế các “ký tự tượng hình” đã chỉ ra sự tồn tại của một kim tự tháp tại Vườn Quốc gia Wooroonooran, ở phía bắc bang Queensland, nhưng khu vực này cho đến nay chưa từng được thăm dò hay nghiên cứu.
Đây rất có thể là kim tự tháp thứ hai của người Ai Cập ở Úc, với chiều cao lên đến 922 m. Kim tự tháp này nằm trong Vườn Quốc gia Wooroonooran, ở phía bắc bang Queensland.
Nguyên nhân chủ yếu là do các chuyên gia cho rằng vị trí đặt kim tự tháp theo tuyên bố của Johnson này chính là một mỏ đá granit trữ lượng lớn. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ tin rằng kim tự tháp này giống với các kim tự tháp bị chôn vùi bên dưới các lớp đất đá và cây cối ở Visoko, Bosnia.
Kim tự tháp tại Visoko, Bosnia.
Quý Khải (Theo Ancient Code)
Xem thêm: