Những tàn tích của một đô thị lớn với diện tích khoảng 1.500m2 đã được phát hiện tại miền Nam Châu Phi.

Phát hiện di tích của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới tại Châu Phi

Những di chỉ này vẫn luôn ở đó, người ta đã từng phát hiện ra chúng trước đây, nhưng không biết ai đã tạo ra chúng và vì lý do gì. Trước đây không ai biết được số lượng những di chỉ này, mà phải mới cho tới gần đây, khi những tàn tích này xuất hiện ở khắp mọi nơi, người ta mới biết có đến không chỉ một vài nghìn, mà là hàng trăm nghìn. Ngoài ra, chúng còn chứa đựng câu chuyện vô cùng quan trọng về lịch sử loài người, một câu chuyện mà không phải ai cũng sẵn lòng muốn nghe.

Nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ của một di tích rộng gần 10.000 km2 của một nền văn minh được xây dựng cách đây từ 160.000 đến 200.000 năm trước Công Nguyên. Đúng vậy, 160.000 đến 200.000 năm, và cho đến nay dấu tích sớm nhất của nền văn minh nhân loại mới chỉ được ước tính vào khoảng 10.000 năm trước.

Hình dưới là ảnh chụp cận cảnh một vùng đồng bằng rộng gần vài trăm mét được chụp bằng ảnh vệ tinh google-earth. Vùng đất này nằm ở một khu vực vô cùng xa xôi. Nông dân địa phương thường nhìn thấy những vòng tròn này, họ cho rằng chúng được tạo bởi tộc người bản địa nào đó trong quá khứ, nhưng điều kì lạ là, chẳng ai bận tâm ai có thể làm ra chúng và niên đại của chúng là bao nhiêu.

Phát hiện di tích của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới tại Châu Phi
Điều này đã thay đổi khi nhà nghiên cứu – tác giả Michael Tellinger hợp tác với Johan Heine, một lính cứu hoả và phi công địa phương, người đã bay qua khu vực này trong nhiều năm và có cơ hội quan sát những di tích này. Anh đã được chứng kiến số lượng và quy mô của những tảng đá kì lạ này, và anh hiểu rằng tầm quan trọng của chúng chưa được nhìn nhận đúng mức.

“Khi Johan lần đầu tiên chỉ cho tôi những di tích đá cổ ở miền Nam Châu Phi, tôi không hề nghĩ rằng trong một hoặc hai năm sau đó, đây sẽ là nơi xuất hiện những khám phá đáng kinh ngạc; với những bức ảnh chụp, hiện vật và chứng cứ được thu thập, không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là một nền văn mình đã tồn tại trước tất cả những nền văn minh khác, không chỉ trước vài trăm năm hay vài nghìn năm, mà là rất nhiều nghìn năm và những phát hiện này đáng kinh ngạc đến mức nền lịch sử hiện nay khó mà tiếp thu được, nó đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong cách thức chúng ta nhìn nhận lịch sử loài người”, Tellinger nhận định.

Phát hiện di tích của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới tại Châu Phi
Khu vực này đặc biệt bởi phát hiện được lượng lớn mỏ vàng tại đây. “Hàng nghìn mỏ khai thác vàng cổ đã được phát hiện trong vòng 500 năm qua là minh chứng cho một nền văn minh đã mất, từng sinh sống và đào vàng tại đây trong hàng nghìn năm”, Tellinger cho biết. “Và nếu nơi đây là cái nôi của nhân loại, chúng ta có thể đang được quan sát các hoạt động sinh hoạt của nền văn minh cổ xưa nhất trên Trái Đất”.

Khu vực này cách một cảng biển khoảng 150km, thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá để phục vụ việc sinh hoạt cho một lượng lớn người dân như vậy, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, đây là một nền văn minh có niên đại cách đây gần 200.000 năm.

Phát hiện di tích của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới tại Châu Phi

Các tàn tích riêng lẻ, chủ yếu là các vòng tròn đá bị chôn vùi trong cát và chỉ có thể quan sát được bằng vệ tinh hoặc bằng máy bay. Một số đã lộ ra nhờ hiện tượng xói mòn làm cát tan chảy, hé lộ các bức tường và nền móng từ xa xưa.

Khi các nhà thám hiểm lần đầu bắt gặp những tàn tích này, họ cho rằng đó là di tích còn lại của các bãi quây gia súc mà những bộ lạc du mục như người Bantu để lại, trong quá trình họ di chuyển về phía Nam và định cư vào thế kỉ thứ 13. Còn trước đó, không có một ghi chép lịch sử nào cho thấy khả năng tồn tại một nền minh có khả năng xây dựng một cộng đồng dân cư với quy mô lớn đến vậy. Chính vì phạm vi của các tàn tích vẫn còn là ẩn số nên cũng không có nhiều những cuộc điều tra được thực hiện tại khu vực này.

Trong suốt 20 năm qua, những người như Cyril Hromnik, Richard Wade, Johan Heine đã khám phá ra rằng, cấu trúc của những tảng đá ấy không giống như họ nghĩ lúc ban đầu. Trên thực tế, giờ đây họ tin rằng đó là những tàn tích của những ngôi đền cổ xưa và đài quan sát thiên văn cổ đại của những nền văn minh tuyệt tích từ hàng nghìn năm trước.

Phạm vi của những tàn tích hình tròn này bao phủ một vùng diện tích lớn đến mức chỉ có thể quan sát được từ trên không hoặc qua ảnh chụp vệ sinh. Rất nhiều trong số chúng gần như đã bị ăn mòn hoặc che phủ khi đất đai dịch chuyển bởi quá trình làm nông nghiệp và thời tiết. Tại vài nơi, một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tiết lộ kích thước rộng lớn của một số bức tường nguyên bản cao gần 1,5 m và rộng hơn một mét ở một vài nơi.

Phát hiện di tích của nền văn minh cổ xưa nhất thế giới tại Châu Phi

Toàn bộ thành phố này là một đô thị được quy hoạch tốt bởi một nền văn minh tiên tiến. Số lượng các mỏ khai thác vàng cho thấy lý do tại sao họ lại chọn định cư tại đây. Chúng tôi còn tìm thấy dấu vết những con đường, một số trải dài hàng trăm cây số nối liền khu dân cư với những ruộng bậc thang, rất giống những con đường trong các khu định cư Inca tại Peru. Nhưng bí ẩn vẫn còn đó, câu hỏi khó hiểu nhất cần được giải đáp là:

Làm sao con người lại có thể tạo ra một công trình như vậy từ 200.000 nghìn năm trước?

(Các ảnh trong bài lấy từ nguồn infinityexplorers.com)

Thanh Tuyền