Ông Bành Ngọc Minh tại huyện Miaoli, Đài Loan, vào khoảng thời gian hơn 20 năm về trước, trong một lần tình cờ, ông đã đào được một khối đá lớn nặng 200kg. Trên khối đá đó có rất nhiều dấu tích của sinh vật, thậm chí còn có vết chân đi giày của người tí hon.
Đối với một món quà từ “trên trời rơi xuống” này, ông Bành Ngọc Minh đương nhiên là rất vui mừng, nhưng trong tâm vẫn còn rất nhiều nghi hoặc, tại sao ông lại nhặt được hòn đá này? Rốt cuộc hòn đá này quý giá đến mức độ nào?
Cô La – một người địa phương cho biết, có một vị Trụ trì dặn rằng, hòn đá này phải được cất giữ tại nhà của một người tu luyện, thì người đời mới có thể biết đến. Cô còn cho biết, có những vị tu luyện khi đứng trước hòn đá này cảm thấy một năng lượng rất lớn, thậm chí còn khiến mặt họ đỏ lên, đặc biệt là khi ngồi tĩnh tọa bên cạnh hòn đá thì sẽ có một cảm giác rất kỳ diệu.
Năm 1990, ông Bành Ngọc Minh kêu gọi mọi người cứu những cây cổ thụ già, nhưng đã bị mọi người chửi rủa là “kẻ điên”, 20 năm qua ông vẫn giành công sức và tiền bạc để cứu những cây cổ thụ già. Mặc dù đã cứu thành công hơn 90 cây cổ thụ, nhưng đã khiến ông nợ nần chồng chất. Dù vậy, ông vẫn luôn kêu gọi mọi người bảo vệ cây xanh, để thế hệ tương lai có thể tận hưởng không gian xanh như chúng ta trước đây.
Ông Bành Ngọc Minh trước đây từng làm công việc môi giới nhà đất, trong quãng thời gian giá nhà đất sụt giảm, thì ông lại vô tình đào được hòn đá này, ông nghĩ rằng: Chẳng nhẽ ông trời thương xót mình, đã bị người đời chửi rủa là kẻ điên bao nhiêu năm nay, làm bao nhiêu việc công ích, nên đã ban thưởng cho mình chăng?
Việc ông Bành Ngọc Minh phát hiện ra hòn đá này đã khiến dư luận chấn động, trên hòn đá có dấu chân giày của người tí hon dài 7cm, các đường gân ở đế giày vẫn còn rất rõ nét.
Hiện nay, các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới đã liên tục phát hiện ra những bằng chứng về sự tồn tại của con người ở các thời kỳ lịch sử khác nhau. Gồm các bộ xương hóa thạch và những dấu chân của con người từ mấy chục nghìn năm về trước cho đến mấy trăm triệu năm về trước. Thông qua các phương pháp khoa học tiên tiến để trắc định niên đại của chúng, kết quả phát hiện ra rằng, những tích cổ văn minh này đã có niên đại rất xa xưa, từ mấy chục nghìn năm, mấy triệu năm, mấy chục triệu năm, và cho đến cả hàng tỷ năm về trước.
Năm 1986, William – Chuyên gia hóa thạch người Mỹ tại bang Utah, cũng rất nổi tiếng vì đã tìm được khối đá có hóa thạch của Bọ Ba Thùy (hay còn gọi là Tam Diệp Trùng). Tình cờ cũng phát hiện có dấu chân đi giày dẫm lên Bọ Ba Thùy đó, vết giày này dài 26cm và rộng 8,9cm.
Phía gót giày lõm vào trong 1,5cm, qua đó có thể thấy đôi giày này giống với đôi giày mà con người chúng ta đi hiện nay, cũng có nghĩa là người đi giày này cũng sống vào một thời kỳ văn minh nhất định. Nhưng điều khiến con người không giải thích được là, Tam Diệp Trùng là một loài sinh vật chỉ sống vào giai đoạn cách đây 600 triệu năm đến hơn 200 triệu năm trước. Nói một cách khác, vào thời kỳ lịch sử xa xôi trước đây, có phải cũng tồn tại nền văn minh giống với nền văn minh của nhân loại chúng ta hiện nay?
Phát hiện của William đã chứng minh được rằng thuyết tiến hóa của Darwin mà con người vẫn tin tưởng hơn 100 năm qua là hoàn toàn sai lầm, và cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới cho nhân loại, về nguồn gốc của loài người.
Xem thêm các bài viết trong mục Văn minh cổ đại
Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch
Xem thêm: