Hóa học phân chia các hợp chất trên Trái đất thành chất vô cơ và chất hữu cơ. Họ tin rằng chất hữu cơ là có sự sống, còn chất vô cơ không tạo nên sự sống, nhưng có không ít những bằng chứng phủ định điều này.

Trong xã hội có nhiều người ôm giữ một loại tư tưởng cố chấp, họ nói “Cái gì chính mắt tôi nhìn thấy thì tôi mới tin”, thoạt nghe thì có vẻ có lý nhưng kỳ thực người này đang tự bó hẹp tư duy của bản thân mình. Trên thực tế có rất nhiều thứ mắt thường không thể nhìn thấy được nhưng xác thực là có tồn tại. Chẳng hạn:

Các nghiên cứu y khoa chỉ ra có ít nhất hàng chục ngàn con vi khuẩn trên lòng bàn tay khi chúng ta chưa rửa tay. Trên một chiếc giường đôi và gối ngủ được sử dụng trong nhiều năm sẽ có ít nhất hàng chục ngàn con bọ siêu nhỏ bám vào da thịt, xâm nhập vào mắt, mũi, tai và nang lông của chúng ta và gây ra hầu hết các bệnh dị ứng cho con người, như bệnh mắt đỏ, khò khè, viêm mũi (chảy nước mũi), chàm, viêm tai giữa hoặc gây ra các triệu chứng mệt mỏi… nhưng thú vị là mắt người không thể nhìn thấy chúng.

vi khuẩn
Có hàng tỉ vi khuẩn tồn tại trên bàn tay nhưng mắt thường không thể nhìn thấy được (Ảnh: Tin247.com)

Ai học phổ thông cũng đều biết, trong dải quang phổ ánh sáng, mắt người chỉ có thể nhìn trong dải từ đỏ đến tím. Vượt ra khỏi đó là vùng hồng ngoại và tử ngoại thì mắt người hoàn toàn không thể thấy, nhưng những khí cụ thì có thể chứng minh sự tồn tại của chúng.

Quang phổ nhìn thấy được và quang phổ tia cực tím (ultraviolet). (Ảnh: Internet)
Mắt người chỉ có thể nhìn thấy một vùng màu sắc nhất định trên quang phổ ánh sáng, Ánh sáng ở vùng từ ngoại (trái) hay hồng ngoại (phải) thì không nhìn thấy được. (Ảnh: infomasif.com)

Trong một căn phòng khi các cửa ra vào và cửa sổ đã đươc đóng kín, thì đài phát thanh không dây và máy tính vẫn có thể nhận được tín hiệu vô tuyến ở khắp mọi nơi vì sóng vô tuyến có thể xuyên qua cửa sổ và cửa ra vào. Các phân tử oxy có mặt ở khắp nơi trong không khí, ngoài ra còn tồn tại các phân tử carbon dioxide, các tia khác nhau và rất nhiều vi khuẩn, những thứ mà với mắt người thường không thể nhìn thấy được, tuy nhiên chúng tồn tại và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và cuộc sống của chúng ta.

Những siêu vi được đề cập ở trên, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy được, nhưng chúng ta vẫn có thể xác thực được sự tồn tại của chúng nhờ đến sự hỗ trợ của kính hiển vi và các thiết bị điện tử khác.

quang phổ
Thí nghiệm phân tách ánh sáng trắng thành quang phổ qua lăng kính, mắt người chỉ nhìn được trong dải từ đỏ đến tím. (Ảnh: ape.gov.vn)

Mạt bụi và vi khuẩn được cấu thành từ các tế bào, nhân tế bào chất và màng tế bào của các phân tử khác nhau. Một phân tử bao gồm các nguyên tử vốn được tạo thành từ các hạt electron và hạt nhân nguyên tử. Diễn tả một cách chi tiết hơn: do số lượng điện tử không giống nhau, nên các proton hoặc neutron sẽ tạo ra các nguyên tử khác nhau. Do cấu tạo khác nhau của các nguyên tử nên các phân tử được tạo thành cũng khác nhau. Mỗi một lớp các hạt nhỏ sẽ có một lớp hạt nhỏ hơn – tầng tầng đều như vậy, cho đến khi vô cùng nhỏ, vô cùng vi mô. Các hạt càng nhỏ thì càng là nhân tố cơ bản trong vũ trụ, và cũng càng khó để phát hiện ra nó (vì chưa có kính viễn vọng lớn đến thế).

Vì vậy, chúng ta hiểu rằng thành phần cơ bản của mọi vật thể đều giống nhau, nhưng chính sự sắp xếp bố cục khác nhau của các thành phần cơ bản đó hoặc số lượng nhiều ít của chúng sẽ tạo nên các vật thể khác nhau trên bề mặt. Ví dụ, một protein có 100 phân tử axit amin. Và các axit amin này chia ra làm 20 loại khác nhau. Như vậy chúng ta sẽ có tới 10.130 cách sắp xếp khác nhau cho 100 phân tử axit amin – và mỗi cách sắp xếp sẽ tạo ra một khối axit amin đặc thù với tính chất riêng biệt.

Thế giới vi quan vô cùng huyền bí (Ảnh: iflscience)

 Chúng ta luôn tin rằng sự sống chỉ tồn tại ở động vật và thực vật. Vậy hãy thử phân tích. Chất quan trọng để tạo nên một tế bào là protein và đơn vị cơ bản cấu thành nên protein là axit amin. Vậy điều này có phải nói lên rằng axit amin cũng có sự sống?

Các axit amin lại do các phân tử carbon C, hydro H, oxy O và nitơ N tạo thành. Như vậy, các phân tử cấu thành của glucose là carbon C, hydro H, oxy O (so với axit amin thì thiếu thành phần nitơ N) và phân tử diệp lục C HO NMg (có thêm thành phần magiê Mg). Vậy liệu glucose và diệp lục cũng tồn tại sự sống? Như ta thấy các yếu tố cơ bản là giống nhau. 

Nếu axit amin có sự sống thì các phân tử tạo nên chúng như carbon C, hydro H, oxy O, nitơ N, magiê Mg, v.v…phải chăng cũng có sự sống? Vậy còn đối với các phân tử khác thì sao? Và điều gì sẽ xảy ra khi ta đi sâu xuống thành phần nhỏ hơn là…nguyên tử? Hạt quark, neutrino… phải chăng cũng sẽ có sự sống?

Vậy với lý luận tương tự, liệu các nguyên tố thường được coi là không tồn tại sự sống, “vô tri vô giác”, chẳng hạn như vàng Au, bạc Ag, đồng Cu, thiếc Sn, carbon monoxide CO, thủy ngân Hg có khả năng tồn tại sự sống hay không? Rất có thể. Nhưng với dạng thức thế nào thì chúng ta chưa biết rõ.

sinh mệnh
Các chất vô cơ như vàng, bạc cũng có sự sống, sinh mệnh dưới một dạng thức nào đó. (Ảnh: Lovepik)

Vậy giả sử rằng tất cả các nguyên tố này có tồn tại sự sống, thì các cục vàng, bạc, đồng, sắt, đá, vv.. được tạo thành từ chúng phải chăng cũng sẽ có sự sống? Rất có thể. Điều này ứng nghiệm với lời giảng “Vạn vật đều có linh” của Đức Phật Thích Ca từ 5000 năm trước.

Thế giới vi mô quả thực là một nơi còn vô cùng huyền bí với khoa học hiện đại. Hạt sơ cấp nhỏ nhất mà hiện nay chúng ta có thể biết tới là neutrino, tầng thấp hơn nữa là gì thì không biết. Và quả thực còn cách xa lắm lắm mới tìm được chân nguyên. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu mới thì mới có thể khai phát trí tuệ và nhận thức được những điều chân chính thực sự.

Hoài Anh

Video: Thực vật giao tiếp với nhau thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||01443bec2__

Xem thêm: