Bằng chứng

Vũ trụ có đầy rẫy những bí ẩn đang thách thức những hiểu biết của chúng ta hiện nay. Trong chuyên mục “Khoa học siêu thường” Đại Kỷ Nguyên thu thập các câu chuyện về những hiện tượng lạ thường để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng nghĩ đến. Chúng có thật hay không? Bạn là người quyết định.

Nghiên cứu của tôi, vốn được xuất bản trên các tạp chí bình duyệt trong vòng vài năm trở lại đây—đã cung cấp các bằng cho thấy những cá nhân có độ nhạy cảm cao thường cảm nhận tốt hơn sự hiện hữu của một thực thế vô hình, nhìn thấy hoặc cảm nhận được năng lượng xung quanh mọi người, hoặc phát hiện thấy các sự việc lạ thường. Đặc biệt, những người như vậy thường báo cáo rằng các thành viên ruột thịt trong gia đình cũng xuất hiện các loại trạng thái nhạy cảm tương tự, từ đó đặt ra câu hỏi về vài trò của yếu tố tự nhiên-nuôi dưỡng trong một bối cảnh hoàn toàn mới.

Tôi tình cờ bước vào ngã rẽ này từ một phương hướng không ngờ tới. Khi đó trong công việc, tôi chịu trách nhiệm phỏng vấn những người cảm thấy khó chịu trong các tòa nhà văn phòng mà không rõ nguyên nhân (hội chứng “sick buildings”). Thay vì vội kết luận rằng họ đang tưởng tượng thái quá hay là triệu chứng của bệnh tâm thần, tôi ngờ rằng họ có thể có một khả năng cảm nhận nhạy cảm hơn rất nhiều so với người trung bình. Khi một vài cá nhân thổ lộ rằng họ cũng có các trải nghiệm với ma, thì các mắt xích đang được kết nối lại.


Tôi chịu trách nhiệm phỏng vấn những người cảm thấy khó chịu trong các tòa nhà văn phòng mà không rõ nguyên nhân (hội chứng “sick buildings”). Thay vì vội kết luận rằng họ đang tưởng tượng thái quá hay là triệu chứng của bệnh tâm thần, tôi ngờ rằng họ có thể có một khả năng cảm nhận nhạy cảm hơn rất nhiều so với người trung bình. Khi một vài cá nhân thổ lộ rằng họ cũng có các trải nghiệm với ma, thì các mắt xích đang được kết nối lại.

Từ thời điểm đó, tôi bắt đầu đi sâu nghiên cứu khả năng nhiều hình thức nhạy cảm kỳ lạ có thể có chung một nền tảng sinh học thần kinh—xuất phát từ cơ thể cũng nhiều như xuất phát từ bộ não, ít nhất là như vậy.

XEM THÊM: Phải chăng một số người có thể nhìn thấy những thứ vô hình? (phần 1)

Khảo sát ban đầu của tôi đã thu hút 62 người cho rằng họ “nhạy cảm” cùng với 50 cá nhân đóng vai trò kiểm soát (mẫu so sánh) – không sở hữu bất kỳ trạng thái nhạy cảm đặc biệt nào. Trung bình, những người trong nhóm đầu khẳng định rằng họ đã từng có một trải nghiệm ma ám (cảm nhận được những sự hiện hữu phi-vật-lý) với xác suất là gấp 3,5 lần nhóm sau. Ngoài ra, một thành viên ruột thịt trong gia đình của các cá nhân nhạy cảm đã từng có trải nghiệm vật lý, tâm lý, hoặc cảm xúc tương tự trong nhóm đầu có xác suất là gấp 2,5 lần nhóm sau.

Trên tổng thể, 6 trong số 54 mục được hỏi trong cuộc khảo sát đã thể hiện là tương quan với khả năng nhạy cảm cao:

  • Là phụ nữ
  • Thuận hai tay
  • Tự đánh giá bản thân là người giàu trí tưởng tượng
  • Tự đánh giá bản thân là người hướng nội
  • Nhớ rõ một sự kiện (hay chuỗi sự kiện) bi thảm từ thời thơ ấu
  • Xác nhận rằng họ ảnh hưởng, hay bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, máy tính, và các đồ điện tử khác một cách kỳ lạ.

XEM THÊM:· Sự phức tạp và mãnh liệt trong cảm xúc của những đứa trẻ thiên tài

Hai yếu tố khác—là con cả hay con một và đang độc thân—là phổ biến hơn trong những trường hợp nhạy cảm, nhưng không quá rõ rệt.

Thú vị thay, cảm giác kèm (một hiện tượng trong đó người ta có khả năng trải nghiệm đồng thời các giác quan, như là nghe thấy một màu sắc hoặc nếm một hình dạng) đã được ghi nhận trong khoảng 10% nhóm nhạy cảm nhưng không hề có trong nhóm kiểm soát. Vì cảm giác kèm đã được biết đến là có tính di truyền trong gia đình (tương tự như chứng đau nửa đầu), nên khám phá này đã góp phần củng cố khả năng nhận thức dị thường là có gốc rễ về mặt di truyền.

XEM THÊM:· Hiện tượng cảm giác kèm và khả năng ‘nếm’ từ ngữ

Cũng rất thú vị, kết quả bất ngờ cho thấy 21% những người nhạy cảm là thuận cả hai tay, so với chỉ một người trong nhóm kiểm soát. Dù vậy, yếu tố nuôi dưỡng (nurture) cũng có thể tác động đến khả năng nhạy cảm cao, tương tự như yếu tố tự nhiên (nature). Điều này được xác nhận bởi các câu trả lời về việc hồi tưởng lại một sự kiện bi thảm thời thơ ấu. Nhóm nhạy cảm đánh dấu mục này gấp 3 lần so với nhóm kiểm soát (55% so với 18%).

14% nhóm nhạy cảm báo cáo đã từng bị sét đánh hay bị điện giật, trong khi không ai trong nhóm kiểm soát chọn mục này.

Hơn nữa, 14 % nhóm nhạy cảm báo cáo đã từng bị sét đánh hay bị điện giật, trong khi không ai trong nhóm kiểm soát chọn mục này. Do vậy, có lẽ điện cũng góp phần phát triển trạng thái nhạy cảm.

Từ thời cổ đại, nhiều dân tộc bản địa đã nhận thức được hiệu quả biến đổi mạnh mẽ của sét. Bị sét đánh là một cách thức “được chọn” trở thành pháp sư, vì người ta cho rằng sét sẽ giúp phòng thích huyền năng chữa bệnh và các công năng siêu thường. Chúng ta không nên cười nhạo ý tưởng này, vì một trong những bộ óc y học lỗi lạc nhất thời nay, tiến sĩ Oliver Sacks, đã kể về một người đàn ông bị sét đánh, không chỉ đi qua trải nghiệm cận tử, mà sau khi hồi phục còn nghe được âm nhạc liên tục trong đầu. Được truyền cảm hứng, ông đã soạn nhạc cho piano từ những gì nghe được, và hiện nay đi biểu diễn trước công chúng.

Nếu âm nhạc có thể được coi là một hình thức nghệ thuật chữa bệnh, thì người đàn ông này đã được hướng đến việc chữa bệnh. Có lẽ điện tương tác với con người nhiều hơn so với những gì chúng ta biết.

ĐỌC PHẦN 1: Phải chăng một số người có thể nhìn thấy những thứ vô hình? (phần 1)

Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Các bài viết và bài nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp chí Spirituality & Health (Sức khỏe & Tâm linh), Explore: The Journal of Science and Healing (Khám phá: Tạp chí Khoa học và Trị liệu), Noetic Now (Tạp chí Lý trí đương thời), và Science & Consciousness Review (trang web chuyên cung cấp tài liệu chuyên đề về sự nhận thức). Jawyer đã diễn thuyết trước Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và đã có bài phỏng vấn với nhiều sách báo khác nhau. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type (Trạng thái Cảm xúc của bạn)” www.youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc),” trang web của nó làwww.emotiongateway.com. Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau [email protected].

Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Michael Jawer