Cư dân của khu vực đang ngày càng lo ngại về một vụ phun trào của siêu núi lửa Yellowstone, do hoạt động địa chấn của nó. Hiện tại, NASA đang tìm cách để giảm bớt đợt phun trào của siêu núi lửa này… bằng cách khoan thẳng vào bên trong nó. Nguy cơ tiềm ẩn là gì?
Theo BBC, các nhà nghiên cứu của NASA rất quan tâm đến siêu núi lửa ở Yellowstone và một cố vấn của NASA đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng và thậm chí “đấu tranh” để đối phó với vấn đề này.
Mối quan tâm duy nhất đối với kế hoạch táo bạo này là nó dường như dẫn đến “cửa tử” bởi nó có thể gây ra một vụ phun trào thảm khốc thay vì dừng lại.
Brian Wilcox, cựu thành viên của Ủy ban Cố vấn NASA, đã nêu ra kế hoạch bao gồm việc sử dụng một máy khoan nước áp lực cao để khoan vào đáy của siêu núi lửa, để làm mát – giải phóng nhiệt từ tầng magma.
“Tôi là thành viên của Ủy ban Cố vấn NASA đang nghiên cứu cách bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi các hiểm họa từ các tiểu hành tinh và sao chổi. Tôi đã đi đến kết luận trong suốt quá trình nghiên cứu rằng, mối đe dọa của siêu núi lửa còn lớn hơn so với hiểm họa của một tiểu hành tinh hoặc sao chổi “, Wilcox nói.
Có rất nhiều rủi ro khi khoan vào bên trong siêu núi lửa. Wilcox nói, “Mục đích quan trọng nhất là không được gây ảnh hưởng xấu. Nếu bạn khoan vào phía trên cùng của buồng magma và cố gắng làm lạnh từ đó, điều này có thể rất nguy hiểm.”
“Điều này có thể làm cho nắp trên cùng của buồng magma giòn và dễ bị nứt vỡ hơn. Và sẽ dẫn đến sự giải phóng khí độc bay ra ở phía trên của buồng magma, trong khi nếu để yên thì chúng sẽ không được giải phóng“, ông nói thêm.
Mối đe dọa của sự phun trào của siêu núi lửa ở Yellowstone đang vào thời điểm nhạy cảm.
Các nhà nghiên cứu từ UUSS (University of Utah Seismological Stations) đã phát hiện ra hoạt động địa chấn, bắt đầu vào tháng 6 năm nay, xung quanh khu vực siêu núi lửa.
Người phát ngôn của nhóm nghiên cứu nói: “Những trận động đất đã được phát hiện ở các thành phố lân cận phía tây Yellowstone, Gardiner, Montana và vườn quốc gia Yellowstone.”
Trong khi trường đại học xác định rằng, ở Yellowstone có trung bình 1500-2000 trận động đất mỗi năm, tuy nhiên gần đây các trận động đất xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn.
Trận động đất lớn nhất ở mức 4,4 độ Richter, xảy ra vào tháng 6 năm 2016, theo số liệu của trường Đại học (earthquake.usgs.gov).
“Những đợt rung động bắt đầu xảy ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2017 đến 13:00 MDT của ngày 2 tháng 8 năm 2017 và tổng cộng 1562 đợt ” , theo một tuyên bố gần đây của UUSS.
Theo những số liệu này, UUSS đã nhận thấy rằng chỉ trong vài tháng của năm nay, tần suất xuất hiện các trận động đất đã tương đương với cả một năm. Trước tháng 8, số lượng trận động đất đã lên tới trên 1.200 vào năm 2017.
Nếu siêu núi lửa ở Yellowstone phun trào, họ ước tính rằng nó mạnh gấp 1000 lần so với đợt phun trào núi lửa ở St. Helens vào năm 1980.
Theo UUSS , “Núi St Helens đã phun trào tổng cộng 1 km3 magma“. Tuy nhiên, vụ phun trào đầu tiên của Yellowstone, xảy ra cách đây 2,1 triệu năm, đã trào 2500 km3 magma. Một đợt phun trào lớn xảy ra sau đó 1,3 triệu năm, và một đợt khác khoảng 640.000 năm trước.
Có 20 siêu núi lửa trên trái đất, và nếu ở Yellowstone xảy ra sự phun trào, ảnh hưởng của nó có thể đem lại những hậu quả không chỉ ở lục địa Bắc Mỹ, mà còn trên toàn thế giới.
Hoàng Lâm (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm: