Gần đây MIT (Học viện khoa học kỹ thuật Massachusetts Mỹ) đã đào thấy một chiếc “hộp thời gian” được niêm phong vô cùng cẩn thận. Năm 1957 nó đã được chôn trong lòng đất, dự tính lưu lại cho con người tương lai vào năm 2957. Nhưng do trường học thi công tu sửa, nên nó đã bị lấy lên sớm hơn so với dự kiến.

MIT trước đó đã nhiều lần tìm thấy “hộp thời gian”, những thiết bị lưu trữ đặc biệt để cho con người mai sau không quên nhưng sự kiện đặc biệt của ngày hôm nay. Ví dụ như: Lễ khai trương tòa nhà mới v.v.., những sự kiện sẽ bị lãng quên bởi thời gian .

Lần này, việc phát hiện ra chiếc hộp thời gian chôn ngày 05 tháng sáu 1957 là vì trường học tiến hành khởi công tu sửa. Chiếc hộp được chôn bởi hiệu trưởng Killian (James R. Killian Jr.) và một vị giáo sư kỹ thuật điện, dự tính 1000 năm sau mới khai quật lên, mục đích của nó là để kỷ niệm một phòng thí nghiệm được khai trương. Sự kiện này cũng đã bị con người quên đi, cho đến khi các công nhân vô tình đào đươc khi đang thi công.

Mỹ: Tìm thấy 'hộp thời gian' hơn 60 năm trước, nó gửi gắm thông điệp gì?
Hiệu trưởng Killian (trái) vào năm 1957 cùng với một giáo sư kỹ thuật điện cùng nhau chôn túi thư. (Ảnh: MIT)

Chiếc “hộp thời gian” này có một thiết kế đặc biệt giống như một bình thủy tinh. Bên trong có chứa một bức thư viết cho con người tương lai, một ống đông lạnh (cryotron), vài đồng xu, có khí argon được sử dụng để bảo tồn các vật phẩm mẫu, còn mẫu carbon C-14 sẽ giúp nhân loại mai sau có thể ước tính được độ tuổi của túi, cùng những mẫu vật khác.

Theo hồ sơ của trường, thì bức thư này do hiệu trưởng Killian viết, để chỉ rõ về tài liệu và những đồ lưu niệm bên trong, giúp thế hệ tương lai dễ dàng hiểu được kĩ thuật công nghệ, giáo dục, và những lĩnh vực khác trong năm 1957.

Ống đông lạnh trong chiếc hộp thời gian là một thiết bị truyền dẫn. Hiệu ứng của loại nhiệt độ này, có thể khiến cho từ trường của dòng điện thay đổi, từ yếu trở nên mạnh và ổn định hơn, giúp làm giảm kích thước của máy tính. Tuy nhiên vì sự phát triển của con chip nên ống đông lạnh này đã không còn được sử dụng trong những năm 1960.

Mẫu Carbon-14 là để đề phòng khi có vấn đề, hoặc túi thư bị vỡ. Thì các nhà khoa học trong tương lai vẫn có thể xác định được một cách chuẩn xác độ tuổi của chiếc túi và những vật phẩm bên trong.

Giám đốc Bảo tàng MIT Douglas (Deborah Douglas) cho biết: “Chúng tôi muốn nói với nhân loại sau này, hãy tổng hợp lại nhưng gì chúng ta đã phát hiện và phát minh ra”. Bà cho biết, MIT thực sự rất quan tâm đến mai sau, và tương lai sẽ lấy chiếc “hộp thời gian” này để nhắc nhở mọi người về những giá trị nổi tiếng nhất.

Video về quá trình phát hiện ra “hộp thời gian” và những hình ảnh cận cảnh

Thiếu Kỳ
Theo Theepochtimes

Xem thêm: