Thông qua việc thiết lập thống kê các số liệu địa chất trong lịch sử, các nhà nghiên cứu nhận định rằng mực nước biển đã gia tăng nhanh hơn trong thế kỷ 20 so với bất kỳ thời điểm nào trong vòng 2.700 năm trở lại đây.

Trong giai đoạn từ năm 1900 đến năm 2000, mực nước biển toàn cầu đã gia tăng 0,14 mét, theo Tiến sĩ Robert Kopp, một nhà nghiên cứu đến từ Ban Khoa học Trái đất và Hành tinh của Đại học Rutgers (Mỹ).

TS Kopp và nhóm của ông đã dành hơn hai năm để xây dựng phương pháp thống kê mới này.

Tình trạng gia tăng mực nước biển trong thế kỷ 20 là khá bất thường trong bối cảnh ba thiên niên kỷ trở lại đây và tốc độ gia tăng mực nước biển trong hai thập kỷ qua thậm chí còn nhanh hơn nữa”, TS Kopp nói trong một tuyên bố.

“Mô hình [thống kê] của họ được thiết lập dựa trên một cơ sở dữ liệu các chỉ số đo lường mực nước biển bao gồm các đầm lầy, đảo san hô và các di chỉ khảo cổ, cũng như các thông số đo đạc được từ thủy triều ký, từ 24 địa điểm khác nhau trên khắp thế giới”.

Mô hình [thống kê] của TS Kopp được xây dựng từ một cơ sở dữ liệu các chỉ số đo lường mực nước biển bao gồm các đầm lầy, đảo san hô và các dị chỉ khảo cổ, cũng như các thông số đo đạc được từ thủy triều ký, từ 24 địa điểm khác nhau trên khắp thế giới.

Cơn mưa lớn nhất từng được ghi nhận trong hơn một thế kỷ qua đang đổ xuống miền nam Ấn Độ khiến bang phía nam Tamil Nadu chìm trong ngập lụt nghiêm trọng, hàng nghìn người phải sơ tán, sân bay, nhà ga phải đóng cửa và điện sinh hoạt bị cắt. (Ảnh: YouTube)
Cơn mưa lớn nhất từng được ghi nhận trong hơn một thế kỷ qua đang đổ xuống miền nam Ấn Độ khiến bang phía nam Tamil Nadu chìm trong ngập lụt nghiêm trọng, hàng nghìn người phải sơ tán. (Ảnh: YouTube)

Viễn cảnh gia tăng mực nước biển trong tương lai phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về cách mực nước biển phản ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Các thông số đo lường chính xác về độ biến động của mực nước biển trong suốt 3.000 năm qua đã cung cấp một bối cảnh để chúng ta tiến hành những dự báo như vậy”, Ben Horton, một chuyên gia từ Đại học Rutgers và là người hỗ trợ thu thập dữ liệu cho dự án, cho biết trong một tuyên bố.

Người ta đã phát hiện được một mối tương quan mạnh mẽ giữa mực nước biển và nhiệt độ trên toàn cầu. Trong khoảng giai đoạn giữa năm 1000 và 1400, mực nước biển toàn cầu đã giảm khoảng 0,8 mét, cùng lúc nhiệt độ Trái đất giảm khoảng 0,2°C.

Các tác giả nghiên cứu đã hướng [mũi nhọn] về tình trạng ấm lên toàn cầu, và quy phần lớn nguyên nhân của tình trạng gia tăng mực nước biển cho con người, và dự đoán rằng mực nước biển trên toàn cầu có thể tăng từ 0,52 đến 1,31 mét trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 21, một phạm vi có thể giảm xuống chỉ còn 0,24 – 0,61 mét nếu chúng ta chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tác giả: Jonathan Zhou, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch