Những giả thuyết khoa học thường lặp đi lặp lại và đưa ra những tổng kết làm chúng ta quên mất rằng chúng chỉ là “lý thuyết” và không phải là thực tế.
Khi bạn nghĩ về “tâm của quả Đất”, bạn có lẽ sẽ hình dung sơ đồ trong cuốn sách giáo khoa ở phổ thông cho thấy mặt cắt ngang của Trái Đất giống như một củ hành: lớp vỏ, quyển Manti trên, quyển Manti dưới, lõi ngoài, lõi trong.
Hình minh hoạ mặt cắt ngang các lớp vỏ trái đất, giống như một củ hành, gồm: lớp vỏ, lớp phủ trên, lớp phủ dưới, lõi bên ngoài và tâm.
Biểu đồ các lớp vỏ tạo thành Trái Đất; 1. lõi bên trong 2. lõi bên ngoài 3. lớp phủ dưới 4. lớp phủ trên 5. lớp vỏ trái đất 6. bề mặt trái đất. (Wikimedia Commons, domaine public)
Nhiều người đơn giản coi đây là một hiện thực. Trên thực tế, con người mới chỉ thâm nhập được 12km vào lớp vỏ trái đất, còn rất xa (6500km nữa) mới đến được tâm của trái đất.Trên thực tế, chúng ta chỉ có những giả định về 6500 km này.
Điều này không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những lý thuyết đang có, lập luận của những lý thuyết này là xác đáng bởi chúng dựa trên sự quan sát các hiện tượng địa chất.
Nhưng một phát hiện năm 2014 có thể đặt lại câu hỏi về những giả định chung về cấu trúc bên trong của hành tinh chúng ta.
Một giáo sư của trường đại học Alberta, Canada, Graham Pearson, dẫn đầu một nhóm các chuyên gia khoa học quốc tế để phân tích một viên kim cương có chất lượng thấp.
Nhóm của ông đã bỏ ra 20 đô la (khoảng 18 euro) để mua một viên kim cương mà một người thợ mỏ tìm thấy năm 2008 trong khu vực Juina ở Mata Grosso, Brazil.
Khi quan sát bên trong viên kim cương xám nhạt để tìm sự hiện diện của các khoáng chất, họ đã vô tình phát hiện ra khoáng chất ringwoodite.
Đại dương ở giữa lòng trái đất có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên bề mặt trái đất – Graham Pearson, Đại học Alberta
Ringwoodite được tìm thấy trong các thiên thạch, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trên trái đất. Điều đặc biệt của khoáng chất này là người ta tìm thấy dấu vết của nước ở bên trong nó.
Ringwoodite được hình thành ở độ sâu từ 400 đến 550 km dưới bề mặt trái đất. Đây là “vùng chuyển tiếp” nổi tiếng giữa lớp phủ trên và lớp phủ dưới.
Graham Pearson đang giơ mảnh kim cương thô có chứa mẫu khoáng chất ringwoodite đầu tiên được phát hiện. (Richard Siemens / Đại học Alberta)
Điều này cho thấy sự tồn tại của một đại dương trong lòng hành tinh chúng ta. Đại dương này có “nhiều nước hơn tất cả lượng nước trong các đại dương ở trên bề mặt trái đất”, Pearson cho biết trong buổi cập nhật thời sự tại Đại học Alberta.
Nếu viên kim cương này được hình thành trong một lớp sâu của trái đất, thì một đại dương rộng lớn có thể tồn tại ở đó.
Vẫn chưa có gì chắc chắn, nhưng việc phát hiện ra khoáng chất ringwoodite này là một tiến bộ quan trọng để khẳng định sự tồn tại của nước với khối lượng đáng kể trong lòng trái đất.
Đại dương rộng lớn này cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến kiến tạo các mảng địa tầng, đến sự hình thành núi lửa, đến sự dịch chuyển các mảng lục địa dưới lớp vỏ trái đất – nói ngắn gọn, những điều căn bản về địa chất.
Những khám phá của Pearson đã được đăng trên Tạp chí Nature vào tháng 3 năm 2014.
Viên kim cương có chứa mẫu ringwoodite. (Được phép của Đại học Alberta)
Đây giống như một sự xác nhận cho cuốn tiểu thuyết viễn tưởng nổi tiếng của Jules Verne, viết vào thế kỷ 19-Hành trình đến trung tâm Trái Đất.
Câu chuyện kể về một nhà khoa học can đảm khám phá ra một lối đi dẫn đến trung tâm trái đất, ở trong sâu thẳm của hành tinh chúng ta, ông tìm thấy một đại dương rộng lớn bằng cả một đất nước và thông minh như cuộc sống con người.
Một lý thuyết rất phổ biến trong thế kỷ 19 cho rằng trái đất là một hành tinh rỗng. Hiện nay, một số người vẫn nghĩ rằng nó hoàn toàn có thể là như vậy bất chấp những lời chế nhạo.
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm: