Lốc xoáy là một hiện tượng thiên nhiên khá đặc biệt, nó còn được coi là hiện tượng vòi rồng thu nhỏ. Từ lâu, hiện tượng tự nhiên này là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với con người bởi sức tàn phá khủng khiếp của chúng. Những nơi lốc xoáy đi qua đều gây thiệt hại rất lớn cho người và tài sản. Vậy lốc xoáy là gì? Nó được hình thành như thế nào? cách phòng tránh nó ra sao?
Lốc xoáy là gì
Lốc xoáy là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. Đây là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi.
Ngoài ra, lốc xoáy còn có tên gọi khác là vòi rồng nhưng người ta thường sử dụng cái tên này để chỉ những cơn lốc được hình thành trên đại dương.
Lốc xoáy được hình thành như thế nào?
Phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
Lốc xoáy có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mà 2 nguồn không khí nóng và lạnh bất ngờ gặp nhau và xung đột, thường là lúc chiều tà nhưng cũng khi là vào đêm tối.
Lốc xoáy nguy hiểm đến mức độ nào?
Độ mạnh của lốc xoáy được tính theo “thang độ Fujita” gồm 5 cấp với sức tàn phá tăng dần. Lốc xoáy yếu nhất (F0) có thể phá hủy ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.
Cụ thể:
- Mức F0: Cường độ yếu, tốc độ gió 64-116 km/h; chỉ gậy thiệt hại nhẹ như gãy cành cây hay cột ăng-ten.
- Mức F1: Cường độ trung bình, tốc độ gió 117-180 km/h có thể cuốn bay mái nhà, nhổ cột đèn đường hay làm lật xe.
- Mức F2: Thiệt hại khá nặng, tốc độ gió 181-253 km/h; thổi bay mái nhà, làm bật gốc các cây lớn và làm đổ các toa chở hàng. Những vật thể nhỏ trở thành vũ khí có tính sát thương cao.
- Mức F3: Cường độ rất mạnh và gây thiệt hại nghiêm trọng, tốc độ gió 254-333 km/h có thể làm đổ tường, cuốn tung mái nhà, xe toạc các bức tường, nhấc ô tô lên khỏi mặt đất và làm bật gốc các cây to.
- Mức F4: Tốc độ gió lên 333-418 km/h, sức mạnh hủy diệt thực sự, phá hủy các ngôi nhà có nền móng yếu, biến ô tô hay xe tải thành “máy bay”.
- Mức F5: Cường độ mạnh khủng khủng khiếp và sức hủy diệt không tưởng tượng nổi. Tốc độ gió 419 – 512 km/h, có thể làm những ngôi nhà kiên cố bật móng, những cây cổ thụ bật gốc hay những cuốn những chiếc ô tô đủ loại thành những đợt “tên lửa” mỗi khi chúng văng ra ngoài.
Trận lốc xoáy lốc xoáy tồi tệ nhất xảy ra ở Mỹ xảy ra ngày 18/3/1925 với 7 lốc xoáy xuất hiện cùng lúc ở 3 bang Illinois, Missouri, Indiana làm 740 người thiệt mạng và phá hủy nhiều cấu trúc hạ tầng. Một thảm hoạ lốc xoáy khác với sức tàn phá không kém xảy ra vào ngày 3/4/1974; nó là tập hợp của 148 lốc xoáy nhỏ, lấy đi tính mạng của 315 người từ Bắc bang Alabama đến bang Ohio.
Biện pháp phòng tránh
Lốc xoáy có thể kéo dài trong vài giây hoặc hơ 1 giờ nhưng nhìn chung chưa đến 10 phút. Cơn lốc xoáy gần nhất là năm 2013 xảy ra tại bang Oklahoma, Hoa Kỳ kéo dài hơn 40 phút.
Tuy nhiên, việc phòng tránh là rất khó khăn, nhất là những lốc xoáy lớn. Bạn có thể làm theo một số chỉ dẫn sau:
- Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên, nhất là đối với những người sống ở khu vực thường xuyên có bão lũ.
- Di chuyển đến những nơi trú ẩn chắc chắn, tốt nhất là hầm ngầm, hang động, tránh xa cửa sổ, xe ô tô, nhà di động, lều trại… khi lốc xoáy xuất hiện.
- Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.
- Cũng không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ.
Ở Việt Nam, hiện tượng lốc xoáy không xuất hiện thường xuyên nhưng những khu vực thường xuyên có mưa lũ như miền núi Bắc Bộ hay miền Trung cũng cần chú ý đến hiện tượng nguy hiểm này.
Sơn Tùng