Từ bàn tính thủ công thời Trung Quốc cổ đại cho đến chiếc máy tính để bàn của IBM, các thiết bị tính toán đã trải qua một chặng đường dài. Chúng ta hãy cùng xem xét lịch sử của những chiếc máy này và những tiến bộ ấn tượng đi kèm theo nó vào thế kỷ 20.

Bàn tính ở Trung Quốc và Hy Lạp

máy tính từ cổ đại đến cận đại
Bàn tính Trung Quốc.
máy tính từ cổ đại đến cận đại
Bàn tính Hy Lạp.

(Ảnh từ History-Computer và David R. Tribble)

Cỗ máy Antikythera, được thiết kế để tính toán chính xác vị trí các thiên thể (đầu thế kỷ thứ 1 TCN).

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Bên dưới là ảnh phục chế cỗ máy này lúc ban đầu:

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Marsyas và Mogi Vincentini)

Máy tính Pascal của nhà toán học, triết học Blaise Pascal. Nó có thể cộng, trừ, nhân chia hai số với nhau (năm 1642)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ David Monniaux)

Máy tính cơ học số The Stepped Reckoner, được Gottfried Wilhelm Leibniz sáng chế và hoàn thiện vào năm 1694.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Kolossos)

Arithmométre, máy tính cơ học được sản xuất hàng loạt đầu tiên bởi Charles Xavier Thomas de Colmar, dựa trên nguyên mẫu của Leibniz, ra đời vào khoảng năm 1820.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Ezrdr)

Hệ thống thẻ đếm, được phát triển bởi Joseph-Marie Jacquard vào năm 1801. Được sử dụng trong các thiết bị nghe nhạc, đàn organ cơ khí, máy tính, máy đếm, máy dệt, và các thiết bị tự động cũng như máy tính thời kỳ đầu khác.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Mechanical Organs and Stefan Kühn)

Các cỗ máy tính theo hiệu, các máy tính cơ học đầu tiên, bởi Charles Babbage vào đầu thế kỷ 19.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Jitze Couperus and xrez)

Máy tính tay quay Curta, được phát minh bởi Curt Herzstark vào năm 1948. Phiên bản thứ 2 được giới thiệu năm 1954 và sản xuất cho tới năm 1972.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Werner Kratz)

Máy tính Water Integrator là một loại máy analog được phát minh bởi Vladimir Lukyanov vào năm 1936. Loại máy này có thể giải được (một phần) các phương trình vi phân.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Mực nước trong buồng đại diện cho các con số được lưu trữ, và tốc độ chảy giữa chúng biểu thị cho các phép tính toán học.

(Ảnh từ Gizmodo)

Máy Mallock được xây bởi Rawlyn Richard Manconchy Mallock từ Đại học Cambridge để giải các phương trình vi phân tuyến tính đồng thời (1933)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ University of Cambridge)

 

Máy phân tích vi phân từ thập niên 1930 và 1940

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Cambridge, 1938

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Cambridge, vào khoảng năm 1937

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Máy phân tích vi sai kỹ thuật số bằng trống từ tại Phòng thí nghiệm Điện tử Hải quân

(Ảnh từ University of Cambridge, Dr. Maurice Wilkes and NASA)

Mẫu K, máy tính kỹ thuật điện số đầu tiên của George Robert Stibitz tại Cụm phòng thí nghiệm Bell (1937)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Stibitz đã chế tạo cỗ máy này từ các rơ le bị vứt bỏ trên bàn bếp ở nhà. Nó có thể thêm hai chữ số nhị phân.

(Ảnh từ Gizmodo)

Z1, máy tính lập trình tự do đầu tiên, sử dụng logic Boolean và các số dấu chấm nổi nhị phân, được xây bởi Konrad Zuse trong giai đoạn giữa 1936-1938

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Nó không bao giờ làm việc hoàn hảo do các vấn đề với độ chính xác của từng bộ phận. Z1 đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của liên minh vào năm 1943, nhưng Zuse đã xây dựng lại nó vào giữa thập niên 1980.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Chiếc máy tính sau này, Z3 (1941) là máy tính kỹ thuật số đầu tiên được vận hành bằng chương trình, từng thực thiện các phân tích thống kê về độ rung của cánh máy bay.

(Ảnh từ ComputerGeek and Teslaton)

Colossus, máy tính phá mã code của Anh Quốc vào Thế chiến II, được phát triển bởi Tommy Flowers (Loại I: 1943, Loại II: 1944)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

10 độ quân này đã bị phá vỡ thành từng mảnh vụn và các bản thiết kế đã bị đốt cháy sau khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng các bản sao đã được xây dựng trong giai đoạn 1994 – 2006, và được trưng bày tại Bảo tàng Máy tính Quốc gia Hoa Kỳ.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Wikimedia Commons)

ENIAC – Máy tính toán số thập phân điện tử, chiếc máy tính đa năng điện tử đầu tiên, được thiết kế bởi John Mauchly và J. Presper Eckert, đã ra mắt vào năm 1946

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Lúc đầu, chiếc máy tính đã vận hành tốt cho đến ngày 9/11/1946, và sau quá trình nâng cấp bộ nhớ và cải tạo, máy ENIAC đã được bật trở lại trong vòng 8 năm tiếp theo.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Wikimedia Commons)

Máy tính lữu trữ chương trình đầu tiên trên thế giới, chiếc Máy thí nghiệm quy mô nhỏ Manchester (SSEM) hoặc Baby, được xây tại Đại học Victoria ở Manchester bởi Frederic C. Williams, Geoff Tootill và Tom Kilburn (1946).

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Roger Davies and Resurrection, The Bulletin of the Computer Conservation Society)

Ferranti Pegasus 1 (1956) và Pegasus 2 (1959) của Công ty British Ferranti Ltd.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Tổng cộng hai mươi sáu máy chân không Pegasus 1 và mười hai chiếc Pegasus 2 đã được bán. Một máy Pegasus 1 đã được sử dụng để tính 7480 chữ số pi, một bản ghi thời gian của nó.

(Ảnh từ The Bulletin of the Computer Conservation Society and LeoNerd)

Máy tính đầu tiên chơi được nhạc kỹ thuật số, CSIRAC, do một nhóm nhà nghiên cứu Úc dẫn đầu bởi Trevor Pearcey và Maston Beard (1949)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ jjron)

Máy tính thương mại UNIVAC I, được thiết kế bởi John Mauchly và J. Presper Eckert, hai nhà phát minh ra chiếc máy ENIAC (1951)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Daderot and Playing in the World Game)

Câu trả lời của IBM dành cho UNIVAC: IBM 702, chiếc máy tính đầu tiên sử dụng băng từ, công bố năm 1953.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Playing in the World Game and RTC)

Chiếc máy tính đầu tiên được sản xuất hàng loạt, chiếc IBM 650 (1953-1969)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Hơn 2000 máy đã được xây dựng.

(Ảnh từ Lawrence Livermore National Laboratory and Kent)

SAGE (Môi trường Mặt đất Bán tự động), được thiết kế cho Không lực Hoa Kỳ để theo dõi dữ liệu ra-đa trong thời gian thực (1954)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Được IBM xây dựng cho Không quân Hoa Kỳ để phân tích các tín hiệu radar ở vùng trời Bắc Mỹ, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Gizmodo and Department of Computer Science)

Máy NEAC 2203, của công ty điện Nippon Electric Company của Nhật Bản (1960)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Chroniclebooks)

Máy IBM System/360 (1964)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Máy điện toán lớn đầu tiên có thể hoàn thành một loạt ứng dụng đa dạng từ nhiều lĩnh vực, từ khoa học đến thương mại. 360 được NASA sử dụng trong các sứ mệnh đưa người lên mặt trăng Apollo và một số sân bay đã sử dụng chúng như các máy tính điều khiển không lưu.

máy tính từ cổ đại đến cận đại

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Bundesarchiv, Dave Ross and Toresbe)

Cray-1, siêu máy tính nổi tiếng nhất từng được biết đến (1976), được thiết kế bởi Cray Research, do Seymour Cray và Lester Davis dẫn đầu.

máy tính từ cổ đại đến cận đại máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Sjgooch and Clemens Pfeiffer)

Máy Apple I của Steve Wozniak (1976)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

(Ảnh từ Ed Uthman)

Máy tính cá nhân IBM Personal Computer hay mẫu 5150, được tạo ra bởi đội ngũ kỹ sư và nhà thiết kế do Don Estridge dẫn đầu (1981)

máy tính từ cổ đại đến cận đại

Và trải qua một quá trình phát triển lâu dài, ngày nay, mỗi cá nhân đã có thể sở hữu cho mình một chiếc laptop thời trang và vô cùng mạnh mẽ. Nổi bật trong số đó là những chiếc Macbook của Apple.

Máy tính xách tay Laptop pro (Ảnh: businessinsider)

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Quý Khải