Loài nhện ám sát ở khu vực rừng rậm Madagascar có bộ phân nhô ra ngoài giống như chiếc mỏ của loài bồ nông được dùng để kẹp và giữ các loài nhện khác. 

Science Alert hôm 13/1 vừa qua đưa tin, các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy 18 loài nhện bồ nông mới (tên khoa học là Peilica) đang sinh sống tại Madagascar.

Năm 1881, những cá thể nhện Peilica đầu tiên được phát hiện tại Madagascar. Điểm khác biệt giữa chúng với các loài nhện khác là cấu trúc đặc biệt giống mỏ chim bồ nông. Loài nhện này tương đối nhỏ, chỉ dài 2-8 mm, có chiếc đầu kéo dài và phần “mỏ” nhô ra từ bộ hàm.

Nhện bồ nông có hình dáng đặc biệt. (Ảnh: Smithsonian Magazine)

Loài nhện này còn có tên gọi khác là nhện sát thủ bởi tập cách đi săn cũng như mục tiêu đi săn của chúng. Thay vì tạo ra những mạng nhện để săn mồi, nhện sát thủ lại đi lang thang trong rừng vào ban đêm men theo  đường tơ do những con nhện khác chăng ra. Đặc biệt con mồi của chúng không phải là côn trùng hay các loài chim nhỏ mà lại là những loài nhện khác.

Khi xác định được con mồi, nhện bồ nông sẽ bắt chước động tĩnh của côn trùng đang giãy giụa để ngụy trang và thu hút con mồi. Ngay khi con mồi xuất hiện, chúng lập tức tấn công rồi dùng chiếc “mỏ” của mình cắn phập vào con nhện kém may mắn.

Ảnh cắt từ video

Hannah Wood – chuyên gia về lớp nhện và động vật nhiều chân ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonia và nhà côn trùng học Nikolaj Scharff  thuộc Đại học Copenhagen chia nhện bồ nông thành 26 loài, trong đó có 18 loài hoàn toàn mới từ 2 loài Eriauchenius và Madagascarchaea genera.

Wood và Scharff cùng hợp tác kiểm tra và phân tích những mẫu vật nhện bồ nông Madagascar bắt được ngoài thực địa và trong các bộ sưu tập ở viện bảo tàng. Dù tất cả đều có phần cơ thể giống mỏ bồ nông nhưng chúng có thể được phân biệt dựa trên những đặc điểm độ dài hàm, số gai và phần bụng.

Nhện Peilica được phát hiện lần đầu tiên năm 1854 dưới mẫu vật được bảo quản trong khối hổ phách 50 triệu năm rất giống với loài nhện bồ nông ngày nay, vì vậy chúng được coi là những hóa thạch sống thực tại. Wood chia sẻ: “Tôi nghĩ còn rất nhiều loài hiện nay chưa được phát hiện ra hay ghi chép. Vậy nên chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc tại nơi đây trong thời gian tới.”

Video:  Mô phỏng cách săn mồi của nhện bồ nông. Video: YouTube

Sơn Tùng