Tôi thường nói với bạn mình như thế này: Trước khi đổ lỗi cho các ngành công nghiệp gây ra hiệu ứng biến đổi khí hậu, cậu tốt nhất nên dừng ăn thịt bò đã.

Bởi vì những động vật như bò, cừu, ngựa… mới là thủ phạm xấu xa bậc nhất trong việc phát thải khí nhà kính. Trong hơi thở và khí thải của chúng có một lượng khí metan đáng kể. Mà người ta đã phát hiện ra rằng khí này còn nguy hại hơn CO2 gấp 25 lần trong việc làm trái đất nóng lên. Nói cách khác, hoạt động sống của các loài động vật nhai lại còn làm trái đất nóng lên nhiều hơn 1,5 lần so với tất cả các hoạt động vận tải của con người.

Trong hơi thở và khí thải của bò, cừu có một lượng khí Metan đáng kể phát ra (Ảnh: wallpapers13.com)

Những sự thật ít ai biết

Câu chuyện trên đây chỉ là một phần nhỏ nhận thức sai lầm của người ta về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Chính sự thiếu thông tin, các yếu tố chính trị, và lớp mặt nạ truyền thông đã khiến cho làn sương mù của khoa học dắt lối nhân loại đi sai đường trong cách đối mặt với các thảm họa thiên nhiên.

Người đầu tiên gán ghép CO2 với việc nóng lên toàn cầu lại là một chuyên gia trong lĩnh vực… vận động hành lang quốc tịch Anh, tên ông ta là Chripin Tickel. Trong quá khứ, ông này đã viết một quyển sách đề cập đến xu hướng “lạnh đi toàn cầu”. Nhưng khi trái đất bắt đầu ấm dần lên vào những năm 80 của thế kỷ trước, ông ta đã quay ngoắt 180 độ để vẽ nên viễn cảnh về nguy cơ khí hậu nóng lên là băng tan, nước biển dâng, nhiều quốc gia sẽ chịu thiệt hại. Và ông đề xuất nguyên nhân của nó là từ hoạt động đốt than đá và dầu mỏ.

Chripin Tickel, cha đẻ của lý luận khí CO2 gây ra sự ấm lên toàn cầu (Ảnh: mrfcj.org)

Tất nhiên, trái đất hiện nay đang thay đổi, khí hậu quá ấm, bão lũ và hạn hán lan tràn trên khắp các châu lục. Nhưng CO2 liệu có phải nhận hết trách nhiệm về mình. Và hoạt động công nghiệp của con người đóng bao nhiêu phần trăm trong số đó. Rất khó nói! Trong lĩnh vực dự báo thời tiết, các nhà khoa học không thể biết chắc chắn những gì mình nghiên cứu có đúng không.

Họ giống với những nhà kinh tế học hơn là nhà khoa học môi trường. Khí hậu thì chẳng giống như một phòng thí nghiệm với các loại máy móc chính xác. Các nhà khoa học phải giả định và phải khởi chạy các mô phỏng trên máy tính dựa trên các biến số mang tính ước lượng, từ đó đưa ra một vài kịch bản mà độ chính xác của nó chỉ là những con số xác suất. Và lẽ dĩ nhiên nhiều khi chúng là sai lầm. Cũng giống như dự đoán về các cuộc khủng hoảng kinh tế vậy.

Trong quá khứ, Trái Đất nhiều lần rơi vào kỷ băng hà trong khi nồng độ khí CO2 tương đương thời điểm hiện đại (Ảnh: Youtube)

Người ta vẫn không giải thích được tại sao trong những năm 1930-1940 nhiệt độ Bắc Cực lại nóng hơn so với ngày nay, mặc dù con người liên tục phát thải khí CO2 ra bầu khí quyển từ đó đến nay. Trong quá khứ, hành tinh chúng ta đã nhiều lần rơi vào kỷ băng hà trong khi nồng độ khí CO2 tương đương thời hiện đại (biến động vào khoảng 200 – 300 ppm). Và còn nhiều dấu hiệu khác nằm trong các lớp trầm tích dưới đáy đại dương đang được các nhà khoa học dần hé mở. Chính chúng sẽ là lưỡi gươm kết liễu giả định sai lầm này.

Dường như có một động lực nào đó thôi thúc họ đi đến kết luận rằng việc đốt các nguyên liệu hóa thạch mới thật sự là nguyên nhân. Nhưng thực tế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người hàng năm, chỉ đóng góp bình quân…0,0016% lượng CO2 trong khí quyển. Ngoài ra trong số các loại khí nhà kính mà người ta xác định được, bên cạnh CH4, CO2 còn có các oxit của Lưu huỳnh và Nitơ… Chúng cũng là một phần của chiếc chăn ấm đang phủ trùm lên trái đất.

CO2 không phải tác nhân quan trọng khiến Trái Đất ấm lên (Ảnh: ghheadlines.com)

Nói một cách khác, tổng lượng CO2 trong khí quyển có thể tự tăng lên, hoặc giảm đi (như đã được ghi nhận trong quá khứ) mà hoàn toàn không phụ thuộc vào việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người. Hay nói đúng ra, hiệu ứng nhà kính là sản phẩm của thiên nhiên chứ không phải của con người.

Hiệu ứng Cánh Bướm, lớp sương mờ của khoa học

Không ít người đã nghe qua về Hiệu ứng Cánh Bướm: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas? Câu trả lời là có, và nó hoàn toàn chính xác với ngành dự báo khí tượng. Trong cuốn sách “Siêu Kinh Tế Học hài hước”, Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner đã chỉ ra rằng có rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng tới sự nóng lên toàn cầu.

Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?

Trước hết phải hiểu rằng bản chất của sự nóng lên toàn cầu chính là việc lưu giữ nhiệt lượng trên bền mặt trái đất và khí quyển nhiều hơn bình thường. Nếu dựa trên tính chất lý học, sự phản quang và vô số các yếu tố đang có trên mặt đất để đánh giá. Thì các hạt bụi, các giọt nước, thậm chí màu sắc của lá cây cũng có thể ảnh hưởng. Và đương nhiên sự thất thường của biển cả, hoạt động của mặt trời cùng những đợt phun trào núi lửa chiếm phần không nhỏ trong đó. Điều này có nghĩa là, bất kể một hoạt động nào của con người và thiên nhiên cũng đang tác động đến nhiệt độ trái đất. Và thiên nhiên chiếm phần nhiều hơn.

Thậm chí bề mặt trái đất với các loại địa hình đồi núi, đồng bằng, mặt nước cùng chu trình của các khối khí cũng liên quan đến mức độ lưu giữ nhiệt độ trên Trái Đất. Mà những điều này dường như lại bị bỏ quên trong các tính toán của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC – Một hội đồng do Liên Hợp Quốc và Tổ chức khí hậu Thế giới thành lập.

Mọi hoạt động của con người đều có thể gây ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái Đất (Ảnh: enca.com)

Chúng ta đang mù mờ về việc xác định xem, đâu mới là nguyên nhân thật sự của việc nóng lên toàn cầu. Đó cũng là lý do mà các cuộc họp về biến đổi khí hậu của các nguyên thủ trên thế giới chẳng thu được gì đáng kể. Không phải vì họ không ý thức được sự nguy hiểm của quả bom nhiệt độ. Mà vì họ không thể xác định được chính xác đâu là nguyên nhân.

Tuy nhiên, có không ít người đã sớm nhận ra câu chuyện về khí CO2 chỉ là trò bịp bợm của một vài cá nhân. Tiêu biểu trong số đó là chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Trump. Vì sự thật này, họ đã không hèn nhát trước búa rìu dư luận mà thẳng thừng từ chối các thỏa thuận bất lợi cho quốc gia của mình.

Vậy đâu mới là nguyên nhân thật sự

Thực tế chỉ ra rằng, Thiên nhiên luôn biết cách cân bằng tất cả mọi thứ. Những chu trình phức tạp của sinh quyển luôn giúp cân bằng những yếu tố bất bình thường trong nội bộ chính nó bằng cách này hay cách khác. Vì vậy một số nhà khoa học đưa ra luận điểm rằng việc đi tìm nguyên nhân hay thủ phạm cho những vận động của tự nhiên là vô nghĩa.

Có lẽ điều này không hoàn toàn đúng, và nó dường như thể hiện sự bất lực của Khoa Học trước các vấn đề nan giải của tự nhiên, mà Biến Đổi Khí Hậu chỉ là một trong số đó. Và khi mà các nhà khoa học không thể dựa dẫm vào một cơ sở duy lý để biện bạch cho thực tại đang diễn ra. Chúng ta vẫn còn một hướng trả lời khác, bất ngờ, nhưng không phải không khả thi.

Lão Tử cho rằng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.” (Ảnh: DKN)

Trong văn hóa Cổ Đại của các quốc gia trên thế giới. Người ta luôn coi trọng việc giữ gìn sự hòa hợp của con người với trời đất và thiên nhiên thông qua việc kính trọng thần linh và tiết chế dục vọng của bản thân. Lão Tử cho rằng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.”

Và sự hòa hợp đó được lưu giữ trong một thời kì lịch sử rất dài của nhân loại. Nhưng kể từ khi con người dựa vào nhận thức của bản thân và các thành tựu khoa học. Cho rằng thế giới tồn tại một cách độc lập với ý thức. Từ đó mà rũ bỏ các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống, thì cũng chính là lúc mà thiên tai và nhân họa trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu con người không giữ gìn đạo đức, tôn kính Phật Thần thì những biến đổi và thảm họa tự nhiên là khó tránh (Ảnh: ĐKN)

Người ta lo lắng cho sự nóng lên toàn cầu, nhưng chẳng ai tự nhìn lại bản thân xem đã thực sự là người tốt để xứng đáng đón nhận ân huệ của Mẹ Thiên Nhiên hay chưa. Người ta lên án các hành động phá hoại môi trường nhưng chính họ lại lãng phí các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực của thế giới vào chiến tranh và chính trị. Lòng tham và sự phủ định tín ngưỡng đang che mờ tất cả.

Đọc đến đây, có lẽ chính ta nên tự đặt cho mình một câu hỏi: “Vậy liệu con người hay thiên nhiên mới là thủ phạm thực sự của Biến Đổi Khí Hậu?”

Nguyên Trực