Thuật cờ vây luôn biến hóa vạn trạng, tại sao các vị đế vương và tướng lĩnh lại đều thích thú nó đến vậy? Vị hoàng đế có “thiên phú” cờ vây nhất, được Thần ban cho kỹ năng kỳ tài, hóa ra lại khiến ông tự hủy giang sơn?
Khi nói đến cờ vây, nó nhìn tưởng như giản đơn, nhưng nội hàm đại trí huệ. Trên một bàn cờ vuông đan chéo ngang dọc, thông qua đối dịch quân cờ đen trắng, cờ vây dung hợp nghệ thuật, Dịch lý, mưu lược và trí huệ thành nhất thể, nên qua các triều các đại, cờ vây luôn được từ các bậc đế vương, tướng sĩ, văn nhân cho đến bách tính phổ thông vô cùng yêu thích.
Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Chương trình hôm nay bắt đầu bằng một câu chuyện lịch sử thú vị.
Trong Biện Lương, nội cung hoàng đế đại Tống, Tống Thái Tông đang chơi cờ vây với Giả Nguyên, người đang đợi chiếu. Chơi cờ vây với hoàng đế không hề dễ dàng, được hay thua đều không phải chuyện nhỏ. Thái Tông chơi cờ với Giả Nguyên, thường chơi với Giả Nguyên ba ván, Giả Nguyên thường thua một ván. Vì sao vậy? Nếu thua nhiều hơn sẽ khiến hoàng thượng thấy mình cố ý thua cờ, rơi vào tội khi quân thì quá phiền phức, nhưng nếu chỉ thua một hai ván, hoàng đế sẽ vui, cũng không tỏ ra trình độ cờ của mình quá thấp.
Nhưng một lúc lâu sau, Thái Tông cảm thấy có điều gì đó không ổn, vì vậy có một lần nói với Giả Nguyên rằng: “Nếu ván này ngươi lại thua, trẫm sẽ đánh khanh.” Kết quả ván đó chơi hoài mà không thắng không thua, không sinh không tử, cứ hòa mãi. Thái Tông vừa tức và buồn cười, nói: “Khanh thật gian, chơi thêm một ván nữa, nếu khanh thắng, sẽ được thưởng một bộ quan phục lụa đào. Nếu khanh không thắng, sẽ bị ném vào vũng bùn.” Kết quả khi hết ván, không thua cũng không thắng, không sinh cũng không tử. Thái Tông cố ý nói một cách tàn nhẫn: “Trẫm đã nhường khanh một lần rồi, hiện tại ván này lại hòa, đó chính là khanh không thắng. Người đâu, đến đây, lôi ông ta ra ném xuống bùn.” Giả Nguyên vội vàng kêu lên: “Hoàng thượng, trong tay thần vẫn còn một quân chưa đi.” Thái Tông cười lớn, ban thưởng cho Giả Nguyên một bộ quan phục.
Ước chừng Thái Nguyên trong lòng cũng hiểu được, tuy rằng trình độ đánh cờ của bản thân không phải là đỉnh cao, nhưng Giả Nguyên có thể khống chế kết quả, muốn thắng là thắng, muốn thua là thua, thậm chí muốn thắng bao nhiêu ván, thua bấy nhiêu ván đều có thể tùy ý định đoạt, kỳ nghệ này quả không tầm thường, xác thực khiến mọi người bội phục.
Vì vậy, khi nói đến cờ vây, nó nhìn tưởng như giản đơn, nhưng nội hàm đại trí huệ. Trên một bàn cờ vuông đan chéo ngang dọc, thông qua đối dịch quân cờ đen trắng, cờ vây dung hợp nghệ thuật, Dịch lý, mưu lược và trí huệ thành nhất thể, nên qua các triều các đại, cờ vây luôn được từ các bậc đế vương, tướng sĩ, văn nhân cho đến bách tính phổ thông, đều vô cùng yêu thích.
Những người chơi cờ vây nhìn chung được phân thành hai phái, một bên là phái tranh tài, bên kia là phái chứng đạo. Phái tranh tài thường chú trọng các thủ pháp và phong cách kỹ thuật của cờ vây, mục tiêu là cố gắng thắng trong trò chơi, coi như được xưng vương xứng bá. Phái chứng đạo nói chung truy cầu một loại phẩm vị nhân sinh, tìm kiếm cảnh giới đạo đức tu thân dưỡng tính, coi thắng thua như chuyện thường của nhà binh; siêu xuất thắng thua, tự nhiên có được niềm vui. Nhưng bất kể bạn thuộc phái nào, đều là có “đạo chế thắng”. Hôm nay chúng tôi sẽ nói về bí ẩn đạo chế thắng cờ vây.
Chúng ta trước tiên hãy xem xét: phương pháp tinh toán.
10 ván đấu tinh toán và huyết lệ
Vào triều Đường có một vị tăng nhân phi thường nổi tiếng, tên là Nhất Hành, ông là người đã phát minh ra lịch pháp “Đại Diên Lịch” triều Đường. Ông từ nhỏ đã có bản sự ghi nhớ rất giỏi, cái gì qua mắt đều không quên, tinh thông lịch tượng, âm dương, ngũ hành và các vận toán số học. Nhất Hành ban đầu không biết cờ vây, cũng chưa học chơi nó. Một lần, ông đến nhà Trương Thuyết, một đại thần triều Đường, để xem thánh cờ vây bấy giờ là Vương Tích Tân đối dịch với người khác. Mới xem xong một trận, Nhất Hành đề xuất muốn cùng Vương Tích Tân đối dịch. Mọi người trong tâm đều kinh ngạc, người này chưa từng chơi cờ, vừa nhập môn lại dám khiêu chiến với thánh cờ. Về phần Vương Tích Tân, ông cũng rất khiêm hòa, đồng ý chơi cờ với Nhất Hành. Kết quả hai người bất phân thắng bại. Đương thời, mọi người đều rất ngạc nhiên. Nhất Hành liền cười xòa nói: “Đây chẳng qua chỉ là cuộc đua ai tranh trước. Nếu lúc hạ cờ có thể lưu tâm quy tắc nhân chia tứ cú mà bần tăng viết ra, thì ai ai cũng có thể là quốc thủ.”
Theo cách này, tố chất cơ bản mà một cao thủ cờ vây cần phải trang bị là khả năng tính toán, chính là tinh toán. Giống như Lưu Trọng Phủ, một cao thủ cờ vây ở thời Nam Tống, ông có thể tính được 20 nước đi tiếp theo sau khi xuất chiêu. Rất nhiều cao thủ cờ vây ngày nay được huấn luyện một cách có hệ thống về điều này.
Thẩm Quát đã ghi lại trong bút ký nổi tiếng “Mộng Khê Bút Đàm” rằng, đương thời tăng nhân Nhất Hành tựa hồ đã tính toán cùng tận các nước đi cờ vây. Bản thân Thẩm Quát cũng thử tự tính cùng tận 361 đường đi của toàn bộ bàn cờ, phát hiện tổng số các nước đi lên đến 43 vạn chữ, chuyển sang chữ số Ai Cập, thì sau nó còn phải viết rất nhiều rất nhiều số 0 nữa. Quả thật có thể nói là: nhân sinh như cờ vây, thiên cổ vô đồng cục.
Tất nhiên, cách để thắng không chỉ là tinh toán, mà còn là một chuỗi kinh nghiệm thực tiễn. Giống như Hoàng Long Sĩ, thánh cờ vây vào đầu triều Thanh, cờ nghệ của ông có thể được mô tả là Thần nhập hóa. Thủ hạ của ông có rất nhiều cao đồ, trong đó có một vị gọi là Từ Tinh Hữu. Khi Từ Tinh Hữu đạt đến một trình độ nhất định, rất khó để nâng cao trình độ. Hoàng Long Sĩ vì để nâng cao cờ nghệ của Từ Tinh Hữu, sư đệ hai người đã chơi với nhau mười ván cờ, trong mười ván này cả hai đều tận trí kiệt lực, cố gắng hết sức, thành tích mười ván dường như ngang nhau. Từ đó, Từ Tinh Hữu tâm trí mở mang, cờ nghệ tiến bộ rất nhiều, trải qua ba năm huấn luyện, đã trở thành đệ nhất quốc thủ đương triều. Mười ván cờ cổ kinh thiên địa, khóc quỷ thần đó được hậu nhân gọi là “huyết lệ thiên”, cũng được gọi là “10 ván cờ huyết lệ”.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, khả năng tính toán đã bị trí tuệ nhân tạo AI chiếm lĩnh. Nhiều phần mềm máy tính cờ vây đã phát triển mạnh mẽ, năng lực tính toán của dữ liệu lớn ngày càng mạnh, nó không chỉ tính toán số nước cờ, mà còn được chuyên gia không ngừng ghi nhập những cờ phả đối dịch của các kỳ thủ trên toàn thế giới, gia tăng năng lực phân tích cờ phả cờ phong. Xem ra, rất khó để những người đam mê chơi cờ vây bình thường có thể thách thức năng lực tính toán của trí tuệ nhân tạo như vậy.
Cờ vây và tinh linh binh đạo
Để nói về đạo chế thắng, tất nhiên không thể không nói đến binh pháp. Mối quan hệ giữa cờ vây và binh pháp binh đạo được biết đến nhiều nhất trong tác phẩm “Cờ vây kinh điển” do Trương Nghĩ triều Tống tuyển viết. Ông phân thành 30 chương, xa xôi tương quan với 30 chương của cuốn sách “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ. Thậm chí cả hai cuốn sách đều có một chương cùng tên, gọi là chương “hư thực”. Thật là hư hư thực thực, vô cùng mưu lược.
Mọi người đều biết, Hoàng Đế từ thượng cổ từng đắc được binh pháp do Cửu Thiên Huyền Nữ truyền thụ, đánh bại Xi Vưu. Còn cờ vây cũng có chuyện về tinh linh, có quan hệ với binh pháp.
“Thái Bình Quảng Kí” kể một câu chuyện. Vào cuối thời nhà Đường, có một vị tiết độ sứ tên là Mã Cử, trấn thủ vùng Hoài Nam. Có người tiến hiến ông một bộ cờ vây, bên trên được trang trí bằng châu ngọc, vô cùng tinh mỹ. Mã Cử thích cờ vây, đã trả rất nhiều tiền để mua nó. Không ngờ chỉ qua vài ngày, bàn cờ vây này tự dưng biến mất tung tích, tìm đâu cũng không thấy. Đúng lúc này, một ông lão đi tới, tay chống gậy cầu kiến. Sau cuộc diện kiến, ông lão không khách khí, cùng Mã Cử hàn huyên bất tuyệt về binh pháp. Ông lão nói: “Tiên dĩ pháp trị binh, binh trị nhi hậu
tương giáo tinh, tương giáo tinh nhi hậu sĩ tốt dũng.” Mã Cử cũng kinh ngạc không thôi, tâm lý cảm thấy ông lão khẳng định không phải là người thường, nên khiêm tốn thỉnh giáo ông lão: “Tiên sinh là người thế nào? Vì sao mà học vấn cao thâm như thế?” Ông lão nói: “Nhục thân lão là người Mộc Cường, Nam Sơn, thường kinh qua chiến sự, do đó biết được chút ít.” Nói xong, ông lão chuẩn bị cáo từ. Nhưng Mã Cử cảm thấy, không dễ có một cao nhân binh pháp như vậy tìm đến, nên mời ông lão lưu lại, sau này từ từ xin thỉnh giáo. Vì vậy, Mã Cử thỉnh cầu ông lão lưu lại nghỉ ngơi trong phủ. Tối hôm đó, Mã Cử nhớ lại binh pháp mà ông lão đã nói đến, càng nghĩ càng cảm thấy quá tinh diệu, cần phải bàn bạc kỹ càng hơn, bèn sai người đi thỉnh mời ông lão đến. Ai ngờ, căn phòng mà lão nhân nghỉ ngơi trống không chẳng có ai, nhưng bộ cờ vây quý lại đang nằm ở trong phòng. Mã Cử trong tâm cảm thấy vô cùng kì quái, ông tự đoán rằng, có thể ông lão đó chính là bộ cờ quý huyễn hóa mà thành. Hậu nhân căn cứ theo điển cố này, gọi cờ vây là “Mộc cường giả”.
Có thể suy đoán rằng, nếu tinh linh cờ vây có thể giảng giải binh pháp, thì xem ra, việc Thần tiên có thể đã truyền thụ binh pháp cho một người tài đức lớn như Hoàng Đế là có đạo lý.
Vào thời nhà Minh, có người đã thu lục các cổ phả cờ vây, biên soạn thành một cuốn sách đặt tên là “Tiên Cơ Võ Khố”. Đổng Trung Hành đã viết lời tựa cho cuốn sách, nói: “Cờ hồ? Tiên hồ? Phi kính ư chí tinh, đạt ư chí biến, nhi nhập ư chí Thần giả, thục tri kỳ cơ hồ?” để ám thị rằng, binh pháp cao cấp như vậy hẳn là đến từ thần tiên và thần giới.
Cờ vây và những giấc mơ thần kỳ
Chúng tôi đã đề cập trước đó rằng có một thánh cờ trong triều đại nhà Đường tên là Vương Tích Tân. Con đường trở thành thánh cờ của ông thật phi thường. Ông từ nhỏ mộng thấy rồng xanh nôn ra chín quyển “Cờ kinh” truyền thụ cho ông, từ đó Vương Tích Tân cờ thuật cao tinh, tiến bộ thần tốc. Sau này ông chơi cờ toàn thiên hạ không có địch thủ, thành đệ nhất quốc thủ thời đại Đường Huyền Tông. Thời binh loạn An Sử, Vương Tích Tân liền đến nước Thục, lại nhận được sự chỉ bảo của một cô mụ ẩn cư trong Thục sơn, cờ thuật của ông càng tiến bộ.
Cũng giống như Vương Tích Tân, người đã nâng cao cờ thuật của mình lên rất nhiều sau một giấc mơ, còn có Đường Hi Tông. Khi còn nhỏ Đường Hi Tông được phong là Phổ Vương, nguyên lai không biết chơi cờ, một hôm nằm mơ, trong mộng thấy có người truyền thụ cho mình ba quyển “Cờ kinh”, yêu cầu ông đốt nó và nuốt. Sau khi tỉnh dậy, vị vương tử không cần thầy mà tự thông, bắt đầu chơi cờ, trình độ không tầm thường. Sau đó, ông kế vị Hoàng đế Đường, nhưng bản thân vẫn mải chơi, liều lĩnh không kiêng sợ gì, thích chọi gà, cược ngỗng, cưỡi ngựa, bắn súng, đấu kiếm, âm nhạc và chơi cờ vây. Dưới thời kỳ trị vì của Đường Hi Tông, vì ông không biết chỉnh đốn triều chính, không quan tâm dân sinh, dẫn đến thiên hạ đại loạn, loạn quân tứ khởi, triều Đường triệt để tiến vào suy bại.
Dường như con đường chiến thắng cờ vây cũng có thể do thần tiên thông qua mộng mà truyền cấp cho con người. Chẳng qua là, người tốt sẽ sử dụng chúng để tích đức hành thiện, người ác dùng sẽ hoang phế sự nghiệp. Đây có phải là sự trêu trọc của Thiên ý hay không, hay đó là nhân sinh tự chuốc lấy? Có lẽ là cả hai.
Ngoài ra còn có một câu chuyện về giấc mơ cờ vây đặc sắc. Chuyện kể rằng vào triều Tống có một gia đình họ Hồ, cả ông nội và cha đều yêu thích cờ vây, ngày nào cũng có người đến nhà họ Hồ đàm cờ luận thuật. Một ngày nọ, người vợ của họ Hồ có một giấc mơ vào ban đêm, đột nhiên tỉnh dậy, người chồng hỏi: “Có chuyện gì vậy? Em có sao không?” Người vợ nói: “Tôi có giấc mơ, mơ thấy nuốt một quân cờ.” Mọi người đều cười, không có gì đâu, ngày nghĩ đến gì, đêm nằm mơ vậy. Ngày nào ở nhà cũng có người đàm cờ luận thuật, tất nhiên mơ như vậy.
Chẳng bao lâu, người vợ của họ Hồ sinh được một cậu con trai tên là Hồ Trác Minh. Khi Trác Minh bảy tám tuổi, nhìn thấy ông nội đang đánh cờ với khách, Trác Minh đột nhiên từ bên cạnh chỉ tay nói: “Công công ơi, ông đi nước này sai rồi.” Ông nội không để ý tới, tiếp tục chơi với khách. Rất nhanh, ông nội thua cờ, trong tâm không vui, tức giận nói với Trác Minh: “Tiểu tử, làm sao con biết được?” Rồi đẩy bàn cờ và quân cờ cho cậu bé. Điều đó ý tứ là, nếu con chơi được, thì con đến mà chơi. Hồ Trác Minh tuy còn nhỏ nhưng không hề sợ hãi, vươn tay chơi cờ với vị khách, kết quả thắng. Ông nội nhìn thấy, vô cùng kinh ngạc, cùng chơi thử với cháu nội. Cứ như vậy sau nhiều ngày, Hồ Trác Minh tự nhiên có thể chơi ngang ngửa với ông nội. Khi Hồ Trác Minh hơn mười tuổi, tứ phương đều có những người thích chơi cờ đến tương tranh cao thấp, nhưng không có ai hạ được Hồ Trác Minh, cậu bé một thời thanh danh vang lừng.
Có vẻ như giấc mơ của mẹ Hồ Trác Minh đã ám thị Hồ Trác Minh là một quân cờ chuyển sinh?
Lục Tượng Sơn ngộ ra Hà Đồ số lý
Lục Tượng Sơn chính là Lục Cửu Nguyên, đại sư tâm học Nho gia thời Nam Tống, ông được hậu nhân tôn xưng là “Lục Tượng tiên sinh”, cũng được gọi là “Lục Tượng Sơn”. Khi còn trẻ, ông thường đi xem đánh cờ vây ở các cửa hàng ở Lâm An, kinh đô thời Nam Tống, liên tục trong nhiều ngày liền. Một trong những vị cao thủ cờ vây nhìn thấy ông thì nói: “Quan nhân ngày ngày đến xem, hẳn là cao thủ, nguyện thỉnh giáo một ván.” Lục Tượng Sơn trả lời: “Tôi không dám” rồi từ chối. Ba ngày sau, Lục Tượng Sơn lại đến, nhưng ông chỉ là mua một bộ cờ vây, đem về treo trên tường trong phòng. Lục Tượng Sơn liên tục hai ngày nằm nhìn lên bàn cờ, đột nhiên ngộ ra, nói: “Đây chính là ‘Hà Đồ’ số lý.” Lục Tượng Sơn trở dậy đến chợ Lâm An tìm đến vị cao thủ cờ vây kìa, cùng đánh một ván với ông ta. Kết quả, Lục Tượng Sơn thắng liền hai ván. Vị cao nhân kia đứng dậy xưng tạ, nói: “Mỗ nhân nguyên là Lâm An đệ nhất cờ thủ, phàm người đến chơi cờ với ta, đều thua ta một nước. Hôm nay tài đánh cờ của quan nhân là lần đầu tiên trên cơ ta. Ngài quả là thiên hạ vô địch thủ.” Lục Tượng Sơn cười cười rồi rời đi.
“Dĩ kì ngộ lí, y lí chiếu đồ, do đồ thành kĩ, vận kĩ thắng toán”, câu chuyện này được tán tụng lưu truyền trong giới cờ vây. Tinh thông Dịch học, tham ngộ Hà Đồ Lạc Thư, cũng có thể tăng tiến cờ thuật, trở thành cao thủ chiến thắng, có thể nói là thần diệu vô cùng.
Tự chơi tự thắng, độc cô cầu bại
Những bạn đã từng đọc tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung hẳn còn nhớ có một vị cao thủ võ hiệp Chu Bá Thông, ông ta tả hữu hỗ bác thuật, tay phải tay trái có thể độc lập tác chiến, dùng quyền thuật khác nhau đối đả.
Trong lịch sử cờ vây cũng có những cao nhân như vậy, tay phải đối dịch với tay trái, như thể độc cô cầu bại. Ngụy Hi, một nhà văn văn cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, đã ghi lại một truyền kỳ về “Độc dịch” tên là Hoàng Tại Long. Hoàng Tại Long hiếm khi chơi cờ vây với người khác, thường chơi một mình ở nhà, người ta gọi ông là “độc dịch tiên sinh”. Khi Hoàng Tại Long tự chơi, có lúc đôi mắt hướng nhìn lên, trầm ngâm, đôi khi tự mỉm cười hạnh phúc. Người ngoài nhà chỉ nghe thấy âm thanh di cờ.
Hoàng Tại Long có ba anh em. Người anh thích chơi đàn cầm, người em thích dưỡng hoa chăm trúc. Hoàng Tại Long thường rủ hai anh em chơi cờ cùng mình. Hai người cũng không từ chối, ngồi đánh cờ, nhưng không nói cũng không động tay. Vì vậy, Hoàng Tại Long trình bày bàn cờ, hỏi một chút anh em muốn chơi như thế nào, rồi tự một mình di cờ, còn hai anh em “đối ý”. Không biết “đối ý” là có ý tứ gì, lẽ nào là cảm thụ tư duy? Có vẻ như, biểu hiện bề ngoài là mấy anh em đang chơi cờ với nhau, kỳ thực chỉ một mình Hoàng Tại Long tự chơi tự sướng mà thôi. Ngó đi ngó lại, bất kể là tay phải đánh thắng tay trái, hai là tay trái đánh thắng tay phải, thì Hoàng Tại Long đều thắng, vĩnh viễn không có địch thủ.
Câu chuyện về cờ vây hôm nay chia sẻ với quý vị đến đây, sẽ có nhiều nội dung hấp dẫn hơn trong số tiếp theo, quý vị hãy chú ý theo dõi nhé.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch