Khi quan sát chúng ta thường thấy, vào buổi tối trên tán lá sen có những giọt nước long lanh hình cầu, nhưng đến sáng chúng bỗng dưng biến mất, mặt lá lại trở nên khô ráo. Sau hàng nghìn năm, đến nay các nhà khoa học đã giải thích được khả năng tự làm sạch của loài cây này.
Theo báo Science Daily, nghiên cứu của giáo sư Chen Chuanhua – học viện Duke’s Pratt School of Engineering của Mỹ và sinh viên khoa công trình về cơ chế và kết cấu của cây sen đã cho thấy, giọt nước trên lá sen rất dễ lăn đi, nhưng hạt nước hình cầu ngưng đọng trên lá có sức căng mặt ngoài rất lớn, vì thế nó có thể nằm gọn trong những chỗ lõm của lá sen. Vấn đề làm nhà khoa học băn khoăn là làm thế nào những giọt nước có sức căng mặt ngoài tốt như vậy lại có thể biến mất khỏi mặt lá sen?
Để trả lời được câu hỏi này, các nhà khoa học đã phải dùng máy quay tốc độ cao, kính siêu hiển vi và loa để quan sát. Đầu tiên, đặt lá sen lên trên mặt loa bật với âm lượng nhỏ nhằm tạo môi trường rung giống như ngoài tự nhiên. Sau khi quay, xem kỹ video thấy, hơi nước bám vào lá sen sẽ tụ thành những giọt nước nhỏ, chỉ cần một rung động nhỏ cũng làm giọt nước chuyển động và trôi đi.
Hiệu ứng kỳ diệu của lá sen là do cây sen có lá to và cọng dài, chỉ cần một rung động nhẹ cũng có thể làm nó lắc lư, vì thế làm cho giọt nước dễ dàng trôi khỏi bề mặt lá có tính chống thấm cao. Quá trình đó diễn ra rất nhanh nên đôi khi ta không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Kết quả nghiên cứu đã giúp cho các kỹ sư của học viện Duke vận dụng kết cấu chống thấm của lá sen để phát minh ra các máy móc có khả năng tản nhiệt mạnh như máy phát điện, thiết bị điện tử v.v, đồng thời thiết kế ra bản mạch chống tụ nước và tản nhiệt tốt hơn.
Giáo sư Trần cho biết, nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới cho công nghệ chống thấm, trong tương lai chúng ta sẽ nghiên cứu được công nghệ thích ứng được với môi trường ẩm thấp hoặc hàn lạnh. Công nghệ này sẽ có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất sản phẩm dệt chống dính, sản phẩm tự làm sạch quang học, vỏ chịu lực v.v..
Quỳnh Chi
Xem thêm: