Điều gì sẽ xảy ra nếu tia sét đánh trúng một viên đạn đang bay? Liệu nó có bị đánh đến “biến dạng”, hay chí ít bị làm chệch hướng mục tiêu.
Như ta đã biết, đầu đạn có gồm một lõi chì được bọc một lớp đồng ở bên ngoài. ĐồngĐể tìm ra câu trả lời, chúng ta cần xem xét cấu tạo của viên đạn. Đầu đạn phổ dụng gồm một lõi chì lớn, cùng một lớp đồng mỏng bọc bên ngoài, theo Quora.
Bởi đồng là một chất dẫn điện rất tốt, thật dễ dàng để cho dòng điện với cường độ 20000 ampere của tia sét có thể đi xuyên qua.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng chỉ ở 1084,62°C và của chì thậm chí còn thấp hơn, tại mức 327,46°C, trong khi nhiệt độ tia sét có thể đạt mức 30.000°C. Do đó, nếu đầu đạn nằm yên bất động “trong lòng” tia sét thì nó chắc chắn sẽ bị nung chảy “thành bột”. Quan sát hiện trạng tồi tệ của một khối cát khi bị sét đánh vào bên dưới.
Viễn cảnh trên sẽ trở thành sự thật, nếu không có một yếu tố then chốt khác: khoảng thời gian viên đạn bị sét đánh.
Một tia sét có đường kính lõi trung bình khoảng 2,5 centimet, trong khi một viện đạn bắn dùng cho khẩu AK-47 có chiều dài 2,6 cm và vận tốc khoảng 700m/s, hay 70.000 cm/s. Di chuyển tại mức vận tốc như vậy, viện đạn chỉ mất khoảng 0,04 ms để đi xuyên qua tia sét. Khoảng thời gian này ngắn đến mức, trước khi tia sét kịp làm đầu đạn nóng lên vài độ thì nó đã đi rất xa rồi.
Một số loại lực điện từ cũng được sinh ra nhờ từ trường xung quanh tia sét và dòng điện chạy bên trong đầu đạn nhưng chúng đều quá yếu để có thể “làm nên chuyện”. Nó tiếp tục thẳng hướng mục tiêu gốc, quỹ đạo chỉ chịu ảnh hưởng của lực ma sát và trọng lực của trái đất.
Vậy kết luận cuối cùng là:
Khi bị sét đánh, đầu đạn sẽ không hề hấn gì, và vẫn hướng tới mục tiêu ban đầu.
Quý Khải (Theo Quora)