Đây là danh sách những loài động vật đã tuyệt chủng năm 2017 được một nhà nghiên cứu từ Đại học Auburn, Mỹ vừa công bố mới đây.
Rất nhiều loài động vật hoang dã hiện nay đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài đang ở mức báo động và vô cùng nguy cấp. Chính vì vậy, cần có một danh sách để theo dõi và nghiêm cứu tình hình phát triển của những loài động vật này một cách thường xuyên và liên tục.
Ngay từ đầu năm 2012, tiến sỹ David Steen, nhà sinh thái học và nhà bảo tồn sinh vật học thuộc trường Đại học Auburn (Mỹ) đều công bố danh sách này thường niên. Ông hi vọng cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy về các loài động vật tuyệt chủng gần đây.
TS. Steen chia sẻ với Mashable: “Tôi quả thật rất buồn khi nghĩ về tất cả những loài vật này, những sinh vật mà chúng ta không bao giờ gặp được nữa. Tuy nhiên tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta đã nhận thức được sự tuyệt chủng của những sinh vật này thật sự là một mất mát lớn đối với môi trường tự nhiên cũng như con người để có thể hành động kịp thời trước khi những điều tồi tệ xảy ra trong tương lai.”
Trong số các loài vật được dẫn ra trong danh sách năm 2017 của tiến sỹ Steen có mèo đánh cá, dơi Muray và thằn lằn. Mèo đánh cá (tên khoa học là Felis viverrina) sống tại khu vực Đông Nam Á, dường như đã biến mất khỏi Indonesia nhưng có thể chúng vẫn còn tồn tại ở một số khu vực khác trong dạng các nhóm nhỏ.
Đảo Christmas, Úc là nơi chịu nhiều mất mát về sinh thái năm 2017 trong đó có sự biến mất của loài dơi Muray, loài vật hiện giờ được xác nhận chính thức tuyệt chủng sau khi người ta nhìn thấy chúng lần cuối năm 2009. Mặc dù khó mà xác định chính xác vì sao chúng biến mất, lý do có thể là dịch bệnh cũng như sự xuất hiện của các loài động vật từ nơi khác đến chiếm hết môi trường sinh sống của chúng.
Last month, the Christmas Island Pipistrelle was officially declared extinct. https://t.co/4w9WMSHJjM#BatAwarenessMonth #EndExtinction pic.twitter.com/GzIaVDXMRA
— V.O.I.C.E.S (@voices_intl) October 30, 2017
Cũng trên hòn đảo này, cũng tìm thấy ba loài thằn lằn mới và chúng được đưa vào danh sách nổi tiếng của nhà nghiên cứu: một loài tắc kè có tên Lepidodactylus listeri và hai loài thằn lằn bóng có tên Cryptoblepharus egeriae và loài thằn lằn rừng trên đảo Christmas. Một lần nữa, nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài vật này khó mà xác định, tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng trong môi trường sống của 3 loài thằn lằn này xuất hiện thiên địch là loài rắn Lycodon capucinus.
Three Christmas Island reptile species declared #Extinct-in-the-wild by #IUCN – includes Blue tailed #skink. Read more: https://t.co/iUblxwBH8Z pic.twitter.com/GWR9bgiSAR
— Andrew Esposito (@birdwriter) December 5, 2017
Việc lập ra danh sách này và nghiên cứu những loài động vật có trong đó quả thực không dễ một chút nào vì việc làm “sống lại” một loài sinh vật mà chúng ta nghĩ đã tuyệt chủng là điều khó có thể nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên những loài động vật này vẫn bị đe dọa tuyệt chủng và chúng thường biến mất ngay sau đó.
Trong danh sách của tiến sỹ David Steen cũng bao gồm các loài vật đã biến mất trong tự nhiên mặc dù chúng vẫn tồn tại trong môi trường nuôi nhốt.
Tiến sỹ Steen cũng chia sẻ thêm: “Trong danh sách này, tôi cũng đề cập các loài vật đã biến mất tại một khu vực địa lý đặc biệt nào đó nhưng có thể vẫn tồn tại ở nơi khác. Vấn đề tuyệt chủng cục bộ này cũng quan trọng không kém, mặc dù một số loài không được bao hàm trong phạm vi này.”
Theo TS. Steen, khó mà biết được một loài động vật tuyệt chủng vào thời điểm nào: “Làm thế nào bạn biết được cá thể cuối cùng của một loài nào đó khồn còn nữa? Như vậy nếu một loài nằm trong danh sách năm 2017, nó có thể đã biến mất nhiều năm trước nhưng các nhà sinh vật học đợi xác nhận chính thức rồi mới đưa nó vào trong danh sách của năm gần đó.
Sơn Tùng