Các nhà nghiên cứu đang khai phá những ứng dụng y học đáng ngạc nhiên của tơ nhện và tơ tằm.
Tơ – được tạo ra bởi tằm và nhện – từ lâu đời là vật liệu để làm vải. Nó bền, chịu căng kéo và an toàn thậm chí bên trong cơ thể người. Các nhà khoa học đang khám phá cách thức để dệt tơ thành các bộ vest chống đạn, sử dụng nó để khâu các vết thương, gắn xương và có thể thay thế cả gân.
Tại Đại học Pursdue, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại tơ mà có thể tiêu diệt mầm bệnh khi được kích hoạt bằng ánh sáng. Nhóm đã tiêm một protein tự nhiên mà có thể tạo ra một phản ứng hóa học tiêu diệt mầm bệnh vào trong AND của một con tằm. Con tằm được biến đổi gien này nhả ra một loại tơ màu đỏ. Khi các nhà khoa học đưa vi khuẩn Ecoli vào sợi tơ, và chiếu vào nó ánh sáng LED xanh trong thời gian 1 giờ, tỷ lệ tồn tại của vi khuẩn giảm còn 45%.
Trong tương lai, vật liệu tơ có thể được tích hợp vào trong các thiết bị lọc không khí và nước, hoặc được sử dụng như các băng cứu thương. Điều này có được là vì tơ đã có sẵn khả năng làm mát mà có thể giúp chữa trị viêm sưng.
Theo các nhà khoa học tại Mỹ, tơ cũng có thể được sử dụng để đỡ xương người. Thông thường, các bác sĩ thường gắn các điểm đỡ kim loại để ổn định một vùng sau khi xương bị gãy, nhưng kim loại có thể gây ra các vết rạn và cần phải được tháo bỏ. Nếu sử dụng tơ, sẽ không gây ra tổn thương nào và tơ sẽ bị phân hủy bên trong cơ thể người sau thời gian 1 năm.
Ngày nay, tơ có thể được gia công để thay thế gân, đặc biệt nếu kết hợp tơ với các sợi nanocellulo (bên trong cây cối). Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Hoàng gia Thụy Điển đã khám phá một vật liệu lai hybrid, kết hợp độ bền của sợi nanocellulo với độ chắc chắn và mảnh của tơ. Kết quả họ đã tạo ra các bộ vest chống đạn siêu bền.
Như vậy, ngoài công dụng dệt vải, tơ còn có nhiều ứng dụng y học thực sự thú vị mà sẽ sớm được áp dụng rộng rãi.
TXL