Mỹ thành lập NASA vì đố kỵ với những thành tựu khoa học vũ trụ mà Liên Xô đạt được. Trải qua 60 năm phát triển, NASA bây giờ là một tập thể đoàn kết, là nơi quy tụ các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau nghiên cứu và cống hiến cho nhân loại.

Ngày 29/05/1958, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Dwight D.Eisenhower đã đặt bút ký thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia hay Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia, tên đầy đủ tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration, viết tắt là NASA.

Nguyên nhân chính khiến Chính phủ Mỹ thành lập một cơ quan hàng không chuyên biệt vì thời đó Mỹ tụt hậu khá xa so với Liên Xô trong cuộc chạy đua công nghệ vũ trụ.

NASA vừa kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi, ra đời từ lòng đố kỵ nhưng bây giờ lại là một tập thể đoàn kết
Cựu Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower (giữa) bổ nhiệm ông T. Keith Glennan (phải) làm giám đốc đầu tiên của NASA và ông High L. Dryden giữ chức phó giám đốc.

Vào ngày 04/10/1957, Liên Xô đã thành công đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên ra khỏi bầu khí quyển Trái Đất. Đó là một sự kiện chấn động toàn cầu, giới truyền thông ngày đó hết lời ví von vệ tinh Sputnik 1 của Nga là Mặt Trăng thứ hai bay quanh Trái Đất.

Tình cờ, đó cũng là thời điểm cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô nổ ra. Đứng trước thành tựu đột phá của đối thủ như vậy, không người lãnh đạo nào có thể ngồi yên khi nhận ra tiềm năng hoạt động của vệ tinh và công nghệ sản xuất tên lửa; thật nguy hiểm nếu nó được áp dụng vào những mục đích quân sự!

“Tôi không quan tâm đến chiếc vệ tinh, điều đáng lo ở đây chính là thứ đã đưa nó lên trên đó… Nếu nắm trong tay công nghệ tên lửa tầm cỡ như vậy, xóa sổ một đất nước là chuyện dễ như trở bàn tay”ông T. Keith Glennan bày tỏ quan ngại của Chính phủ Mỹ.

NASA vừa kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi, ra đời từ lòng đố kỵ nhưng bây giờ lại là một tập thể đoàn kết
Đây là thiết kế tên lửa đã đưa vệ tinh Sputnik 1 vào quỹ đạo.

Chưa đầy một tháng sau khi NASA được thành lập, gánh nặng và áp lực tăng gấp đôi. Ngày 03/11/1957, Liên Xô lại một lần nữa phóng thành công tên lửa Sputnik II và lần này còn chở theo chú chó (Laika), như một cách để chế giễu nước Mỹ, đồng thời đặt cột mốc đưa sinh vật sống đầu tiên vào vũ trụ.

Cùng năm đó, vì gấp rút đẩy nhanh tiến độ nên kế hoạch phóng vệ tinh của Mỹ đã thất bại ê chề. Động cơ tên lửa đẩy do NASA chế tạo đã phát nổ, khiến bao người theo dõi trực tiếp không khỏi bàng hoàng.

Tuy nhiên, không vì vậy mà Mỹ chịu khuất phục trước thành công của Liên Xô. Bộ quốc phòng Mỹ đã ngay lập tức cho triển khai xây dựng Cơ quan Nghiên cứu Cao cấp, tên đầy đủ là Advanced Research Projects Agency, tên viết tắt là ARPA. Chính sự ra đời của ARPA đã đặt nền móng xây dựng nên mạng lưới kết nối Internet mà chúng ta đang dùng hiện nay.

NASA vừa kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi, ra đời từ lòng đố kỵ nhưng bây giờ lại là một tập thể đoàn kết
Laika là chú chó đầu tiên được du hành vũ trụ.

Ngày 31/01/1958, vệ tinh đầu tiên của Mỹ mang tên Explorer 1 cuối cùng đã thành công đi vào quỹ đạo. Nối tiếp vài tuần theo dõi dự án, Ủy ban Thượng viện Mỹ đã tổ chức một buổi họp quan chức cấp cao, với mục đích định hướng cho sự phát triển của NASA trong tương lai.

Thay đổi bắt đầu từ đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua một bộ luật chỉ cho phép NASA theo đuổi nghiên cứu, khám phá vũ trụ một cách ôn hòa, cống hiến vì sự phát triển của nhân loại và không phục vụ mục đích quân sự. Bộ luật trên được sửa đổi lần cuối và chính thức được ban hành vào ngày 29/06/1958, vạch ra một chiến lược dài hạn và nhân văn dành cho NASA.

NASA vừa kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi, ra đời từ lòng đố kỵ nhưng bây giờ lại là một tập thể đoàn kết
Bức ảnh chụp các lãnh đạo NASA sau lần phóng thành công vệ tinh Explorer 1.

Từ đó đến nay, NASA vẫn luôn đi theo con đường đã định, là một tấm gương sáng cho sự hợp tác nghiên cứu quốc tế. Các nhà khoa học làm việc cho NASA đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, ngay cả giữa những quốc gia ganh đua nhau trong nhiều lĩnh vực.

Quản trị viên NASA Jim Bridenstine chia sẻ: “Lần đầu chúng tôi đặt bước trên Mặt Trăng, chính Liên Xô là những người đầu tiên hân hoan chúc mừng. Thậm chí đến ngày hôm nay, nhiều phi hành gia từ Mỹ và Nga vẫn đang làm việc chung dưới một mái nhà”.

T.Vũ

Từ Khóa: