Chiếc thuyền tự lái Saildrones được thiết kế và chế tạo bởi nhóm nghiên cứu CSIRO (Australia) có thể hoạt động liên tục trên biển trong 12 tháng. Nó sẽ được chính phủ Australia sử dụng để khám phá Nam Đại Dương.

Nhóm nghiên cứu CSIRO (Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối Thịnh vượng chung) sẽ sử dụng thuyền tự lái trên mặt nước để khám phá Nam Đại Dương. Cơ quan chính phủ Australia cũng tuyên bố đã hợp tác với CSIRO qua dự án Saildrone ở San Francisco và cho biết sẽ đặt hàng 3 thiết bị này trong 5 năm tới.

              Các thành viên của CSIRO và Saildrone. (Ảnh: Computerworld Australia)

Thuyền không người lái được vận hành nhờ sức gió, và các thiết bị điện tử trên chúng được cấp năng lượng mặt trời – điều này cho phép nó hoạt động liên tục trên biển đến 12 tháng.

Tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử trên thân của chiếc thuyền. (Ảnh: New Atlas)

Được trang bị cả hệ thống nhận diện tự động và hệ thống tránh tàu, nó có thể hoạt động độc lập hoặc được điều khiển từ xa thông qua kết nối vệ tinh từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Saildrones đang được thử nghiệm tại thành phố quê hương San Francisco. (Ảnh: NewsLocker)

Hiện tại sẵn có trên thiết bị không người lái các cảm biến đo điều kiện thời tiết và khí quyển trên biển, trong thời gian tới người ta sẽ trang bị thêm các cảm biến chuyên dùng để đo lượng cacbon đại dương.

Trưởng nhóm nghiên cứu CSIRO, ông Andreas Marouchos, cho biết: “Saildrones có thể hoạt động ở các địa điểm xa xôi trong một khoảng thời gian dài, cung cấp dữ liệu thời gian thực cho các nhà khoa học một cách chính xác và cụ thể mà trước đây không thể thu thập được”.

Video:

Sơn Tùng