Tự động hoá đang là xu hướng của các tập đoàn sản xuất lớn vì lợi ích kinh tế.
Nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của Apple vừa công bố kế hoạch cắt giảm 60.000 nhân công và thay thế bằng robot tự động ở một trong các nhà máy của họ. Số nhân công ban đầu là 110.000 người và bây giờ chỉ duy trì ở mức 50.000. Foxconn hiện là đối tác sản xuất iPhone và iPad, dòng Galaxy của Samsung, máy chơi game Playstation 4 và nhiều công ty công nghệ hàng đầu khác trên thế giới.
Trong công bố phát đi, đại diện công ty nói: “Chúng tôi đang áp dụng kỹ thuật robot và công nghệ sản xuất tiên tiến khác để thay thế các công việc lặp đi lặp lại của nhân viên, và thông qua đào tạo, cũng cho phép nhân viên tập trung vào các yêu tố giá trị gia tăng cao hơn trong quy trình sản xuất, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, kiểm soát quy trình và quản lý chất lượng.” Foxconn sẽ vẫn duy trì nguồn nhân lực chủ chốt ở Trung Quốc với hơn 1,2 triệu nhân công.
Tự động hoá gần đây rất được coi trọng vì các công ty cho rằng đầu tư vào robot sẽ gặp ít rắc rối hơn khi thuê nhân công. Cựu CEO của Mc Donald Mỹ Ed Rensi nói: “Sẽ rẻ hơn khi mua một cánh tay robot giá 35,000 đô la so với thuê nhân công làm không hiệu quả mà phải trả 15 đô la/ giờ đóng bao khoai tây chiên”. Nghĩa là mức đầu tư ban đầu cho robot quả rất lớn nhưng mang lại lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp. Họ cũng không cần đặt nặng đến vấn đề con người: tâm lý, áp lực công việc, môi trường, quản lý nhân sự..v.v. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng cảnh báo rằng điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn về kinh tế khi người ta mất việc. Một nghiên cứu thực hiện bởi Deloitte và Đại học Oxford dự đoán 35% công việc sẽ được tự động hoá trong vòng hai thập kỷ tới. Còn hai nhà nghiên cứu Carl Benedikt Frey và Michael Osborne vào năm 2013 cho rằng con số này sẽ là 50% trong bốn đến năm thập kỷ tới.
Theo BBC
Nguyễn Khánh
Xem thêm: