Trong cuộc chiến dai dẳng chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đã nảy ra 8 ý tưởng độc đáo, nhưng thoạt nghe có vẻ “điên rồ”.

(Tiếp theo phần 1: Thả ‘bom cây’ phủ xanh lục địa? 8 ý tưởng chống biến đổi khí hậu độc nhất vô nhị (P1))

Biến đổi khí hậu là một vấn đề nhức nhối trước mắt các nhà khoa học nói riêng và công chúng nói chung. Hạn hán, dịch bệnh, bão lụt, … là những hậu quả tang thương trực tiếp từ vấn nạn này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng dường như chưa đạt hiệu quả kỳ vọng. Trước nan đề khó giải, một số nhà khoa học phát huy trí tưởng tượng sáng tạo ra những giải pháp “không ai ngờ tới”, thoạt nghe thì khá bất khả thi và phi hiện thực, thậm chí có phần hài hước. Trong phần 1, chúng tôi đã đưa ra 4 ý tưởng. Dưới đây là 4 ý tưởng tiếp theo:

5. Làm núi lửa nhân tạo

chống biến đổi khí hậu
Ảnh: Blog Hoài Văn

Đúng như tên gọi của mình, trong tác phẩm bán chạy số một do tờ New York Times bình chọn ‘SuperFreakonomics’ (tạm dịch: Siệu Kinh tế học Hài hước), Steven D. Levitt – giáo sư kinh tế Đại học Chicago (Mỹ), một trong những trường kinh tế hàng đầu thế giới – và Stephen J. Dubner, nhà báo đoạt giải, phóng viên tờ New York Times, nhân vật truyền hình, đã đề xuất một ý tưởng khá kỳ cục. Theo đó, các nhà khoa học có thể giảm thiểu tình trạng ấm lên toàn cầu, hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra những vụ phun trào núi lửa nhân tạo. Tại sao?

Liệu bạn có biết thảm họa tự nhiên cũng có hai mặt của mình. Chẳng thế mà người xưa có câu “tương sinh tương khắc”. Hãy xem xét hệ quả của vụ phun trào núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991. Ngay trong năm theo sau vụ phun trào, nhiệt độ toàn cầu sụt giảm, một cách tạm thời, vào khoảng 0,6 độ C.

Trên thực tế, sau mỗi vụ phun trào núi lửa, khu vực xung quanh đó sẽ không thể tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa trong một vài năm tiếp theo. Số liệu lịch sử chỉ ra, vào thế kỷ 13, Trái Đất chứng kiến một vài vụ phun trào núi lửa, và hệ quả là một kỷ băng hà mini.

Nguyên nhân là vì khi núi lửa phun trào, khí SO2 trong thành phần của nó thoát ra, “xả thải” trực tiếp vào bầu khí quyển Trái Đất. Và, loại khí này vừa hay là khắc tinh của khí CO2 – tác nhân “thủ phạm” thường được quy cho sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu – nên sẽ kiềm chế và khởi tác dụng đối nghịch. Bởi từ SO2 sẽ sản sinh ra các hạt sol khí SO4 ‘chung gốc chung nguồn’, nhưng lượng lớn các hạt loại này sẽ tạo nên một tấm kính chắn phản chiếu những tia nắng gay gắt của Mặt Trời, khiến mặt đất bên dưới nó mát mẻ hơn. Còn CO2? Loại khí này chính xác sẽ khởi một tác dụng ngược hẳn lại, khi đóng vai trò một bức tường chắn bức xạ Mặt Trời, khiến tia sáng Mặt Trời một khi chiếu xuyên qua nó sẽ “một đi không trở lại”, luẩn quẩn bên trong không gian giữa bức tường khí quyển và mặt đất, hâm nóng môi trường sống trên địa cầu. CO2 được gọi là khí nhà kính, bắt nguồn từ thuật ngữ “hiệu ứng nhà kính” nơi cửa miệng của các nhà khoa học khi đề cập đến sự ấm lên toàn cầu.

chống biến đổi khí hậu
Mô phỏng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất ấm lên với khí CO2. Ảnh: moitruongviet.edu.vn

Do đó, hai tác giả cuốn “Siệu Kinh tế học Hài hước” đã đặt ra câu hỏi, sao không thử “nhân tạo” các vụ phun trào núi lửa, để làm Trái Đất mát mẻ hơn.

chống biến đổi khí hậu
Cuốn “Siệu Kinh tế học Hài hước” đưa ra ý tưởng “nhân tạo” núi lửa, để tạo ra tấm chăn khí SO4 bảo vệ Trái Đất trước bức xạ Mặt Trời. Ảnh minh họa: Laurent Cilluffo
chống biến đổi khí hậu
Những cột khói núi lửa này có thể khiến bất kỳ ai khiếp đảm …Ảnh: Stocktrek / Getty Images
chống biến đổi khí hậu
… nhưng nếu hiểu rõ tác động của chúng trong việc làm mát địa cầu, bạn sẽ không cảm thấy nó quá đáng sợ nữa?!! Ảnh: Albert Garcia

Họ đề xuất tạo một đường ống (ống hút?) dài khoảng 29 km thẳng xuống lòng đất, tạo đường thông thoát khí SO2 trong lòng đất lên bầu khí quyển. Và như trình bày ở trên, “tấm chăn hạt sol khí SO4” sẽ lơ lửng trên không trung nhiều tháng trời, đóng vai trò các tấm kính phản chiếu ánh sáng mặt trời vào không gian. Và hệ quả là tác động làm mát bầu khí quyển hành tinh

6. Đặt những tấm chắn mặt trời lớn

Một số nhà khoa học đề xuất nên phóng một vài tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời lên không gian vũ trụ. Những tấm gương có kích thước lớn bằng Greenland và có khả năng chặn 2% lượng ánh sáng mặt trời xuống Trái Đất. Việc làm sao để đưa chúng lên vũ trụ NASA sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu.

Tiếp nối ý tưởng tạo núi lửa nhân tạo làm mát bầu khí quyển kể trên, một số nhà khoa học đề xuất chế tạo các tấm chăn tương tự, có kích thước lớn bằng Greenland và có khả năng chặn 2% lượng ánh sáng mặt trời xuống Trái Đất. Họ gọi nó bằng nhiều cái tên đa dạng như “cái ô không gian, cái dù mặt trời, v.v…” Làm sao để hiện thực hóa chúng sẽ là một vấn đề mới của NASA.

chống biến đổi khí hậu
Tấm chắn mặt trời lớn. Ảnh: Quora
chống biến đổi khí hậu
Tấm chắn mặt trời lớn. Ảnh: Wikipedia
chống biến đổi khí hậu
Tấm chắn mặt trời lớn. Ảnh: planetxnews.com

7. Tạo mây

Những đám mây trắng bông ở tầng thấp bầu khí quyển cũng có khả năng phản chiếu đáng kể lượng ánh sáng mặt trời. Do đó, các nhà khoa học nảy ra ý tưởng thiết kế một loại thuyền phun nước biển tạo mây. Nhà vật lý khí tượng John Latham ước tính cần đến 1500 chiếc thuyền loại này.

chống biến đổi khí hậu
Tạo mây phản chiếu ánh sáng mặt trời. Ảnh: Wikipedia
chống biến đổi khí hậu
Thuyền phun tạo mây phản chiếu ánh sáng mặt trời. Ảnh: Blokeish.com
chống biến đổi khí hậu
Ảnh: Đại học Washington
chống biến đổi khí hậu
Mô hình thử nghiệm thuyền phun mây. Ảnh: researchgate.net

8. Chăn nuôi động vật ăn tỏi

Giới khoa học chính thống dường như luôn ca cẩm về khí CO2 như loại khí nhà kính “thủ phạm bậc nhất” đằng sau hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhưng nếu không hiểu rõ, bạn sẽ dễ bị dẫn đi lạc. Thực chất, trước khi đổ lỗi cho các ngành công nghiệp gây ra hiệu ứng biến đổi khí hậu, chúng ta tốt nhất nên dừng ăn thịt bò đã. Tại sao?

Bởi lẽ song hành cùng CO2 trong danh sách khá dài các khí nhà kính, là khí mê tan (CH4). Và một nguồn phát thải lớn loại khí này chính là đến từ hơi thở và khí thải của những loài động vật nhai lại như bò, cừu, ngựa…Và liệu bạn có biết, khí này còn nguy hại hơn CO2 gấp 25 lần trong việc làm trái đất nóng lên. Nói cách khác, bản thân chính hoạt động sống của chúng đã làm trái đất nóng lên nhiều hơn gấp 1,5 lần so với tất cả các hoạt động vận tải của con người rồi. Giải pháp?

chống biến đổi khí hậu
Trong hơi thở và khí thải của bò, cừu có một lượng khí Metan đáng kể phát ra (Ảnh: wallpapers13.com)

Nhận thức được điều này, các nhà khoa học đề xuất cho chúng ăn tiêu thụ tỏi nhiều hơn. Nói một cách hoa mỹ, hãy trộn nhiều tỏi hơn vào chế độ ăn của những loài động vật này. Bởi tỏi có khả năng thanh lý các vi khuẩn tạo khí mê tan trong dạ dày động vật. Vấn đề phát sinh duy nhất là chúng khiến bò bị đầy hơi, và hơi thở có mùi nồng.

chống biến đổi khí hậu
Hãy cho bò, cừu ăn tỏi, và đây là cách đơn giản chống biến đổi khí hậu. Ảnh: mnn.com
chống biến đổi khí hậu
Hãy cho bò, cừu ăn tỏi, và đây là cách đơn giản chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Youtube

Quý Khải