Rất nhiều bác sĩ Trung Quốc cổ đại được cho là có sở hữu khả năng siêu thường (hay công năng đặc dị), ví như khả năng nhìn xuyên qua cơ thể vật lý. Có thể nêu tên một vài bác sĩ như vậy ở Trung Quốc cổ đại, những người được cho là có sở hữu khả năng siêu nhiên, như Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân. Theo y thư cổ đại về lương y nổi tiếng Bàng Yên Thường vào thời nhà Tống, ông có khả năng chẩn bệnh cao siêu và được biết đến với kỹ năng châm cứu trác tuyệt.

Châm cứu và khả năng siêu thường của các danh y Trung Quốc cổ đại
Hai vị danh y nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại. Trái: Trương Trọng Cảnh thời Đông Hán, Phải: Lý Thời Trân đời nhà Minh. Ảnh: ĐKN

Điển tích Bàng Yên Thường chẩn bệnh cho người phụ nữ mang thai

Có một điển tích y khoa về Bàng Yên Thường, đã minh chứng cho khả năng chữa bệnh phi thường của ông. Một phụ nữ mang thai, đã quá thời điểm dự sinh 7 ngày rồi mà vẫn chưa đẻ được, đã phải phó mặc cho số phận sau khi việc dùng thuốc giục sinh và các phương pháp khác đều thất bại.

May mắn thay, một vị lương y nổi tiếng tên Li Jidao đã được mời đến thăm khám cho người phụ nữ. Sau khi xem xét, lương y Li nói:

“Không có thuốc nào có hiệu quả trong trường hợp này. Điều duy nhất tôi có thể làm là sử dụng kim châm cứu. Nhưng đáng tiếc thay, kỹ thuật của tôi không đủ để tiến hành điều trị và tôi cũng không dám liều”.

Truyện kể rằng, khi đó sư phụ của lương y Li, Bàng Yên Thường, đã ghé qua chỗ y, và sau khi quan sát người phụ nữ mang thai, ông đã chấn an gia đình sản phụ rằng:

“Cô ấy sẽ không chết”.

Châm cứu và khả năng siêu thường của các danh y Trung Quốc cổ đại
Châm cứu – một phương pháp trị liệu trong y học cổ truyền Trung Hoa. (Ảnh: Epoch Times France)

Không lãng phí thêm thời gian, vị lương y họ Bàng đã yêu cầu các thành viên gia đình sản phụ mang đến một ít nước nóng để giữ ấm cho vùng eo và bụng của người phụ nữ này. Sau đó, ông châm cứu cho người phụ nữ, lát sau cô bắt đầu cảm thấy đau nhẹ quanh vùng bụng.

Ngay sau đó, người phụ nữ đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Cả người mẹ và đứa trẻ đều trong tình trạng ổn định, mẹ tròn con vuông. Chứng kiến sự việc này, gia đình người phụ nữ rất bất ngờ và tỏ ra vô cùng cảm kích, họ đã đối xử với lương y Bàng như một vị thần tiên. Sự việc trước mặt như một kỳ tích, họ không biết làm thế nào lương y Bàng có thể làm được như vậy.

Đối diện với ánh mắt kinh ngạc của người nhà bệnh nhận, Bàng Yên Thường chầm chậm giải thích:

“Đứa bé thực chất đã rời khỏi bụng mẹ, nhưng tay vẫn ôm lấy người mẹ mà không buông. Tôi đã chạm được vào tay đứa bé ở vùng bụng người mẹ, sau đó tôi châm một cây kim vào khu vực đó. Khi em bé bị kim chọc đau, nó đã buông tay ra và quá trình sinh nở tiếp tục một cách bình thường”.

Một lúc sau, có người đã đến kiểm tra tay của đứa bé và quả thật đã phát hiện được có một vết kim châm ở tay phải. Khả năng nhìn xuyên cơ thể người của Bàng Yên Thường rất đáng kinh ngạc, thậm chí có thể được coi là siêu nhiên. Khả năng chẩn bệnh cho thai phụ và việc lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề chuyển dạ là bằng chứng cho thấy kỹ năng châm cứu tuyệt vời của ông.

Ngày nay, thật dễ dàng để các bác sĩ quan sát bên trong cơ thể người bệnh bằng các thiết bị y tế như máy chụp quét CT hay máy chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, vào thời Bàng Yên Thường, tất cả các bác sĩ đều có khả năng tự nhiên này, bao gồm cả những khả năng đặc biệt đến nỗi có thể được cho là siêu nhiên, ví như nhìn vào bên trong cơ thể một phụ nữ mang thai và đứa con trong bụng.

Châm cứu và khả năng siêu thường của các danh y Trung Quốc cổ đại
Vào thời của Bàng Yên Thường, tất cả các bác sĩ đều có khả năng tự nhiên này, bao gồm cả những khả năng đặc biệt đến nỗi có thể được cho là siêu nhiên. (Ảnh: Pinterest)

Tu luyện, tu sĩ và thầy thuốc

Theo các ghi chép lịch sử, hầu hết các bác sĩ trong thời cổ đại đều là nhà sư/tu sĩ hay tựu chung người tu luyện, hoặc chí ít người có hiểu biết uyên thâm về Đạo. Với một số hiểu biết về tu luyện khí công , không khó hiểu khi các nhà sư và người tu luyện với nhiều đức hạnh và một nhân cách cao đẹp cũng có khả năng phát triển cái gọi là các khả năng siêu thường, như kết quả tất yếu của sự tu luyện sau khi đạo đức được trui rèn và đề cao.

Bởi nhiều bác sĩ ở Trung Quốc cổ đại là những người tu Đạo, nên không quá khó hiểu khi họ có khả năng phát triển những khả năng siêu thường như nhìn xuyên qua cơ thể người bệnh.

Châm cứu và khả năng siêu thường của các danh y Trung Quốc cổ đại
Sử sách Trung Quốc có lưu truyền truyền thuyết về Hoa Đà chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. Ảnh: ĐKN

Bằng chứng khoa học cho sự tồn tại của kinh mạch

Theo quan niệm truyền thống, các huyệt vị châm cứu được cho là các đường thông kết nối bề mặt cơ thể người với các cơ quan nội tạng.

Năm 1950, bác sĩ Yoshio Nakatani đã đo điện trở trên da bệnh nhân . Ông phát hiện ra rằng lớp da bề mặt có độ dẫn điện kém. Một số bệnh nhân thậm chí có mức điện trở da quá cao ngoại trừ một số khu vực đặc biệt mà dường như rất tương hợp với một khái niệm trong y học cổ truyền Á Đông gọi là các kinh lạc. Tại các khu vực này, mức điện trở là thấp, hay nói cách khác, mức độ dẫn điện là cao. Ông đặt tên cho những đường dẫn này là “Ryodoraku”, có nghĩa là “đường dẫn điện mạnh”. Sau đó, người ta cũng xác định được rằng Ryodaraku tương ứng với các đường kinh mạch lạc khác nhau, như được nói đến trong các hồ sơ y học Trung Quốc cổ đại.

Châm cứu và khả năng siêu thường của các danh y Trung Quốc cổ đại
Ảnh: SlidePlayer

Bác sĩ Yoshio Nakatani đã có các thiết bị y tế phức tạp, tinh vi để thực hiện thí nghiệm trên bệnh nhân của mình, và từ đó xác nhận đường đi của các kinh mạch. Nhưng các bác sĩ cổ đại như Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân và những người khác thì không có những thiết bị kỹ thuật tinh vi như vậy. Vậy làm thế nào họ quan sát được bên trong cơ thể người và xác định chính xác đường đi của kinh mạch? Làm sao họ có thể nhìn thấy và chẩn đoán chính xác các hội chứng và triệu chứng vốn ẩn giấu và vô hình đối với cặp mắt thịt?

Nhiều bác sĩ thực hành y học cổ truyền và châm cứu Trung Hoa cho rằng những bác sĩ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đều sử hữu cái gọi là “đôi mắt thứ ba”, cho phép họ nhìn xuyên qua da người và quan sát được bên trong cơ thể người bệnh. Đây cũng là một trong những khả năng siêu thường rất hấp dẫn giới khoa học ngày nay.

Tác giả: Hermann Rohr, Vision Times.
Quang Khánh biên dịch

Video:

videoinfo__video2.dkn.tv||1ca1da38b__