Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Điểm đáng kinh ngạc về Cột Sắt Delhi là, mặc dù đã có tuổi thọ ít nhất 1.500 năm tuổi và có thể cổ hơn nhiều nữa, nhưng nó vẫn đứng vững trước sự ăn mòn của thời tiết mà ngay cả những công nghệ hiện đại ngày nay cũng không thể sánh kịp.
Theo giáo sư A.P. Gupta, trưởng Khoa Khoa học ứng dụng và nhân văn thuộc Viện Công nghệ và Quản trị ở Ấn Độ, cây cột cao 7,3m này có thành phần sắt nguyên chất lên đến 99,72%.
Ngày nay, sắt có thể được rèn với độ nguyên chất lên đến 99–99,8 %, nhưng sẽ chứa mangan và lưu huỳnh, nhưng hai chất này lại không tìm thấy trong cây cột. Cột sắt Delhi cũng được phủ một lớp oxit bảo vệ. Nó khác với bất cứ thứ gì chúng ta chế tạo ngày nay.
Nó đã trải qua hơn 1.000 mùa mưa mà không bị gỉ sét. Đoạn văn tự cổ trên thân cột có niên đại từ khoảng 400 sau Công nguyên, nhưng thời đó người ta hay dựng lại các cột cũ để khắc văn tự mới tuyên bố thắng trận hay chiến thắng khác.
John Rowlett đã biên soạn tư liệu “Một nghiên cứu về thợ thủ công trong các nền văn minh trung cổ và cổ đại cho thấy tầm ảnh hưởng của quá trình đào tạo của họ đến phương pháp giáo dục thương mại ngày nay.” Trong đó, ông nói rằng rằng cột trụ sắt này đã được tạo ra “400 năm trước khi xưởng đúc lớn nhất thế giới từng được biết đến có thể tạo ra một sản phẩm tương tự.”
Ông cũng lưu ý rằng pho tượng Phật Sultanganj, làm bằng đồng đổ khuôn nguyên chất và nặng hơn một tấn, có tuổi thọ khoảng 1.500 năm tuổi và “chưa có một lời giải thích khoa học cho việc làm sao đúc được bức tượng như thế ở một thời kỳ sớm như vậy.”
Một tờ rơi giới thiệu tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham nơi bức tượng được trưng bày có ghi như sau: “Bức tượng Phật Sultanganj này đã lành lặn gần như nguyên vẹn trong khoảng 1.500 năm, điều đó làm nó trở nên độc nhất trên thế giới.”
Bức tượng Phật Sultanganj. (Wikimedia Commons)
Tara MacIsaac, Epoch Times