Bộ não con người vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại. Với những bộ phận phức tạp đến vi diệu, các nhà nghiên cứu vẫn đang gắng sức tìm hiểu xem làm thế nào cơ quan nặng chỉ khoảng hơn 1 cân này lại có thể xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy.

Và tại sao một số trong chúng ta lại sở hữu bộ nhớ “ngoài hành tinh” hay bộ óc hình ảnh [1] đáng kinh ngạc đến thế?

Có rất nhiều trường hợp đáng kinh ngạc về những người sở hữu các bộ não cực kỳ đặc biệt và mạnh mẽ. Chúng ta gọi những người này là ‘máy tính sống’.

Đôi lúc chúng ta gặp khó khăn để hồi tưởng lại những điều đã xảy ra vào hôm qua hay một tuần trước. Khi chúng ta đọc một cuốn sách, chúng ta thường sẽ quên hầu hết nội dung của nó rất nhanh. Trí nhớ của chúng ta không gia tăng cùng với tuổi tác.

Tuy nhiên, có một số cá nhân có thể ghi nhớ mọi thứ họ chỉ mới nghe hay đọc, tất cả các loại ngôn ngữ và toàn bộ các cuốn sách.

Chúng ta khó có thể tưởng tượng được sẽ khó khăn và mệt mỏi như thế nào khi không thể quên được bất cứ điều gì chúng ta từng nhìn hoặc nghe thấy. Sớm hay muộn, những người được “phú cho” khả năng ghi nhớ mở rộng này sẽ phải chịu đựng những ‘tác dụng phụ’ từ tình trạng quá tải thông tin.

Một trong số những trường hợp nổi tiếng nhất là của Rabbi Elijah of Vilna (1720-1797), một người Litva, một người ăn xin và một nhà hiền triết. Ông có thể ghi nhớ tất cả mọi thứ dù chỉ lướt qua một lần duy nhất. Chính vì vậy, trong cuộc đời mình, ông đã “thuộc nằm lòng” được hơn hai nghìn tập sách!

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Ông chỉ đơn giản là không thể quên được bất cứ điều gì từng đọc.

Ông là một học giả Talmud vĩ đại nhất của Latvia và là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần và trí thức lớn nhất trong Do Thái giáo thời cận đại. Ông có thể nhớ lại bất kỳ trang sách, hay thậm chí bất kỳ phần cụ thể nào đó của bất kỳ trang sách trong bất kỳ cuốn sách nào ông từng đọc. Ông đã có buổi đàm luận lần đầu tiên trước công chúng về kinh Ngũ thư (thuộc kinh Thánh Hebrew) khi mới chỉ lên 7. Khi đó, tư duy của ông đã phát triển hoàn toàn đầy đủ để bao hàm những yếu tố trừu tượng.

Khi lên 10, ông không còn có thể tìm được một người thầy với khả năng đàm đạo Ngũ Thư như ông. Trí nhớ và vốn Kinh Thánh của ông đã trở thành huyền thoại.

Khả năng phi thường của ông đã rất được ngưỡng mộ, nhưng đối với bản thân Rabbi Elijah, trí nhớ siêu thường này lại mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống.

Ông chỉ đơn giản là không thể quên được bất cứ điều gì từng đọc.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Có một số trường hợp những cá nhân có thể ghi nhớ mọi thứ họ chỉ vừa mới nghe hay đọc, tất cả các loại ngôn ngữ và toàn bộ các cuốn sách.

Harry Nelson Pillsbury – một kỳ thủ kỳ tài người Mỹ – là một trường hợp đáng kinh ngạc. Ông có một khả năng đặc biệt ấn tượng khi có thể chơi cờ mà không cần nhìn vào bàn cờ’. Ông sở hữu một bộ óc hình ảnh khi chơi cờ và có thể chơi cờ “bịt mắt”.

Ông có thể ngồi trong trạng thái bịt mắt trước bàn cờ hay ngồi cách một khoảng, nhưng phong cách chơi cờ điêu luyện của ông vẫn không suy suyển chút nào. Ông có thể nhớ vị trí chính xác của từng quân cờ trên 20 bàn cờ khác nhau.

Pillsbury là một thiên tài đi trước thời đại với một bộ óc hình ảnh trong môn cờ vua, và nhờ đó ông đã nhận được danh hiệu Phù thủy Cờ vua Mỹ (American Chess Wizard).

bộ
(Ảnh: Internet)

Có lẽ một trong số những năng lực tâm trí bí ẩn và khó giải thích nhất là khả năng giải những bài toán thiên văn và toán học phức tạp “dù không có bất kỳ kiến thức khoa học nào”.

Khi còn là một đứa trẻ, Zerah Colburn xứ Vermont (1804-1839) đã trở nên rất nổi tiếng với một khả năng phi thường khi có thể giải các bài toán ngay trong đầu. Khi lên 8, cậu được đưa đến London, Anh và tại đó các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm với cậu. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm chỉ mang lại thêm nhiều câu hỏi.

Zerah Colburn có đến 12 ngón tay và 12 ngón chân. Cậu là một cậu bé thiên tài của thế kỷ 19, thậm chí được mệnh danh là một cái ‘máy tính tinh thần’. Cậu thậm chí không có chút kiến thức nào về những nguyên tắc số học đơn giản nhất, nhưng cậu gần như có thể ngay lập tức giải được các bài toán như khai căn bậc hai của 268, 336, 125, cùng lúc tính giá trị của 8 mũ 16… ngay bên trong đầu.

Mọi người muốn cậu giải thích cách thức cậu thực hiện những phép tính này, nhưng cậu không thể nói rõ làm cách nào cậu lại làm được như vậy.

Khi được hỏi làm cách nào Zerah tính được kết quả của 21.735 nhân cho 543 (=11.802.105), cậu bé trả lời “Cháu chỉ đơn giản nhân 65205 cho 181 (=11.802.105)”.

Xem thêm:

Ngày nay, chúng ta có thể học cách phát triển một bộ óc hình ảnh và tăng cường khả năng ghi nhớ, ít nhất đến một mức độ nào đó, nhưng nó không giống với việc được sinh ra với những năng lực tâm trí tự nhiên, thiên bẩm như vậy.

Chú thích người dịch:

[1] Photographic mind (Bộ óc hình ảnh): là một bộ óc có khả năng nhớ lại hình ảnh, âm thanh hoặc vật thể với độ chính xác cao mà không cần sử dụng các kĩ thuật giúp ghi nhớ.

Tác giả: MessageToEagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: