Người Ai Cập cổ đại biết chế ra một loại bột màu xanh dương có tính chất phi thường, hiện đang được các nhà điều tra hiện trường án mạng sử dụng để xác định dấu vân tay.
Bột màu xanh dương Ai Cập là loại bột màu nhân tạo cổ nhất thế giới. Nó xuất hiện vào khoảng 5.000 năm trước trong một bức họa lăng mộ từ thời trị vì của Ka-sen, vị Pha-ra-ông cuối cùng của Vương triều thứ Nhất của Ai Cập.
Các nhà khoa học nhận thấy bột màu xanh dương Ai Cập có các tính chất phi thường, không chỉ cho phép chúng ta tái hiện quá khứ, mà còn có khả năng định hình tương lai công nghệ. Bột màu Ai Cập cổ đại hiện đang được các nhà điều tra hiện trường án phạm sử dụng để xác định dấu vân tay.
(Ảnh: Internet)
Bột màu bí mật của các Pha-ra-ông sẽ phát tán bức xạ hồng ngoại khi tiếp xúc với một loại ánh sáng nhất định. Tính chất phi thường của bột màu cổ đại có thể rất hữu ích đối với các nhân viên pháp y, giúp họ phá án.
Khi nhân viên pháp y đến hiện trường án mạng, họ phủ lên bề mặt hiện trường một loại bột màu có màu sắc tương phản, lớp bột màu sẽ bám dính lên các dấu vân tay còn sót lại tại hiện trường. Một vấn đề là các dấu vân tay có thể khó bám dính lên lớp bề mặt nhẵn bóng hay lớp bề mặt có nhiều hoa văn.
Bột màu xanh dương Ai Cập sẽ được sử dụng khi các phương pháp truyền thống tỏ ra không hiệu quả.
Bột màu sẽ được quét lên bề mặt bằng bút lông hay bản chải. Và sau đó lớp bề mặt sẽ được rọi sáng và chụp hình bằng một camera cải tiến và một bộ lọc rất nhạy với các tia hồng ngoại gần. Nếu các dấu vân tay có ở đó, chúng sẽ hiện sáng rõ nét trên ảnh chụp.
Các ghi chép từ thời nhà Tần (221-206 TCN) mô tả chi tiết việc sử dụng dấu vân tay làm bằng chứng trong quá trình điều tra các vụ trộm. Các con dấu đất sét in hình vân tay đã được sử dụng trong cả thời Tần và thời Hán (221 TCN – 220 SCN). (Ảnh: Internet)
Một công ty hiện đã đang quảng bá loạt bột màu này, nhà hóa học pháp y người Úc Simon Lewis, thành viên nhóm nghiên cứu nói:
“Chúng tôi hy vọng loại bột này sẽ sớm được giới chức trách sử dụng”.
Cũng cần nói thêm rằng tổ tiên chúng ta đã biết đến các tính chất đặc thù của dấu vân tay từ rất lâu trước đây.
Các ghi chép sớm nhất về dấu vân tay dường như có từ 7.000 năm TCN và bắt nguồn từ Jericho, gần sông Jordan trong khu vực Bờ Tây thuộc lãnh thổ Palestin.
Khoảng 3.000 năm TCN, tại khu vực Lưỡng Hà cổ đại, người ta in dấu vân tay lên các tấm bảng đất sét để xác nhận các thương vụ giao dịch. Ở Ai Cập cổ đại, quy trình tương tự đã được sử dụng để xây dựng các công trình hoàng gia. Người ta cũng in các dấu vân tay lên tường hầm mộ ở Ai Cập.
Bột màu xanh dương Ai Cập là một ví dụ tuyệt vời minh chứng cho cách thức khoa học hiện đại có thể học hỏi từ vốn kiến thức tinh túy của cổ nhân.
Quý Khải
Xem thêm: