Chúng ta đều biết rằng trong các loài vật thì loài chim có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Loài chim là những nhạc sĩ, ca sĩ tài hoa góp phần làm sinh động thêm cho giới tự nhiên. Tại sao loài chim có thể hót hay như vậy? Đâu là bí mật của giọng chim hót?

Sở dĩ chim có giọng hót hay như thế bởi bộ máy phát âm của chúng có những điểm đặc biệt. Chim không chỉ có một thành quản như người và nhiều loài động vật khác mà chúng có đến hai thanh quản.

Chim không chỉ có một thành quản như người và nhiều loài động vật khác mà chúng có đến hai thanh quản. (Ảnh: khoahoc.tv)

Căn cứ vào vị trí thanh quản của chúng mà ta gọi là: thanh quản trên và thanh quản dưới. Ở một số nghiên cứu, thanh quản dưới còn được gọi là minh quản (syrinx) vì cấu tạo nói chung giống với thanh quản, nên thường được gọi là thanh quản dưới.

Trong đó thanh quản trên có cấu tạo tương tự các động vật có vú khác. Cấu tạo của thanh quản trên tương đối đơn giản và đóng góp của nó đối với bộ máy âm thanh của chim không có gì đáng kể. Để tạo nên âm thanh của tiến chim thì vai trò quyết định là ở thanh quản dưới.

Vị trí của thanh quản dưới – minh quản (syrinx) (Ảnh: Medium)

Cấu tạo của thanh quản dưới của chim rất phức tạp. Về vị trí thanh quản dưới của chim nằm ở phần phía dưới khí quản, nơi khí quản phân làm hai nhánh thành hai phế quản chính. Thanh quản dưới cũng không chỉ có một màng rung mà có tới hai, có khi là bốn màng rung với cấu tạo hoàn chỉnh và hoạt động hoàn toàn độc lập.

Nói một cách bóng bẩy thì bộ máy phát âm của loài chim như một dàn nhạc đa tiêt tấu. Chính điều này đã giúp cho chim có được những âm thanh độc đáo và quyến rũ.

Không những thế ở mỗi loài chim khác nhau thanh quản dưới có cấu tạo khác nhau nên khả năng ca hát của chim là rất đa dạng.

Mỗi loài chim khác nhau thanh quản dưới có cấu tạo khác nhau nên khả năng ca hát của chim là rất đa dạng. (Ảnh: youtube.com)

Phế quản của các loài động vật khác đơn thuần là có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi, nhưng ở một số loài chim có phế quản phát triển thành một nguồn phát âm độc lập. khi chim cất tiếng hót thì thân chim sẽ chuyển động, các cơ của chim căng lên, điều này làm thay đổi hình dáng và thể tích của các bộ phận cộng hưởng, trong đó có phế quản, mỗi lần thay đổi như thế thì tiếng hót phát ra khác nhau về âm sắc cao độ cũng như cường độ lẫn tiết tấu.

Không chỉ khí quản, phế quản, là các bộ phận cộng hưởng mà chim còn dùng cả cơ thể của nó để tăng thêm sức mạnh cho tiếng hót. Trong cấu tạo cơ thể, bộ máy phát âm (kể cả thanh quản và cộng hưởng) chiếm một thể tích khá lớn trong toàn bộ thân thể chim và trong úa trình hót cả thân thể chim cũng tham gia quá trình cộng hưởng tạo âm thanh.

Không chỉ khí quản, phế quản, là các bộ phận cộng hưởng mà chim còn dùng cả cơ thể của nó để tăng thêm sức mạnh cho tiếng hót. (Ảnh: Cẩm nang Tri thức)

Ví dụ như chim chích bông, chúng ta sẽ thấy tất cả thân thể rung lên, cổ dài ra, cái mỏ mở rộng như cái phễu dể phát ra những âm thanh phong phú từ lồng ngực, đôi cánh nhỏ hơi sệ xuống và cái đuôi lắc theo nhịp điệu của tiếng hót.

Hoặc một con chim khác như chim gõ kiến. Như ta đã biết chim gõ kiến có biệt tài là mổ vào thân cây để bắt sâu. Nhưng trong rất nhiều trường hợp chim gõ kiến đã dùng tiếng gõ đầy âm điệu của mình để gửi đi một thông điệp. Nhà khoa học A.X. Mantrépxki đã phát hiện ra rằng những con chim gõ kiến gõ vào thùng sắt, hộp thức ăn rỗng… để giúp cho tiếng vang truyền đi xa dến những con chim khác như một lời tỏ tình, một bài hát gọi bạn mùa xuân,…

Trong rất nhiều trường hợp chim gõ kiến đã dùng tiếng gõ đầy âm điệu của mình để gửi đi thông điệp (Ảnh: khoahoc.tv)

Cũng dùng mỏ để tạo ra âm thanh, nhưng cò trắng lại có một “phong cách” khác, chúng nghiêng đầu về phía sau lưng rồi kéo dài lưỡi ra phía sau. Với tư thế đó khoang miệng của cò sẽ trở thành một bộ phận cộng hưởng rất tốt. Lúc đó sẽ tạo ra được những tiếng răng rắc rất độc đáo.

Độc đáo hơn là phương pháp “hát bằng… đuôi”. Những con chim dễ thương thường lợi dụng luồng gió thổi qua để rung những chiếc lông đuôi rồi tạo ra những âm thanh nghe như tiếng dế kêu. Một số loài như gà, chim trĩ thường đập đuôi để phát ra nhiều loại âm thanh, bao gồm những âm thanh trong chiến đấu cũng như tỏ tình.

Một số loài chim dùng đuôi phối hợp với các bộ phận khác để tạo ra một dàn nhạc giao hưởng của tự nhiên! (Ảnh: Khoahoc.tv)

Như vậy có thể thấy để tạo ra tiếng chim kêu, chim hót điêu luyện thì loài chim đã sử dụng rất nhiều bộ phận trên thân thể. Tuy nhiên thanh quản vẫn là bộ phận phát âm quan trọng nhất, như là nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng tiếng chim hót vậy.

Hy vọng