Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá X là một căn bệnh lây lan rất nguy hiểm và còn nhiều bí ẩn, chúng ta chưa biết gì về nó ngoại trừ việc nó có thể là dịch bệnh toàn cầu tiếp theo của nhân loại.

Với biệt danh là ‘Bệnh X’, mầm bệnh bí ẩn này thậm chí còn chưa được khám phá ra, nhưng những mối đe dọa của nó đã khiến WHO phải thêm căn bệnh này vào danh sách ‘những căn bệnh nguy hiểm nhất’ – một danh sách liệt kê các dịch bệnh tiềm tàng trong tương lai mà chúng ta chưa có những biện pháp đối phó đầy đủ hoặc thậm chí là hoàn toàn chưa có một biện pháp đối phó nào.

Vậy làm thế nào để một căn bệnh thậm chí chưa được xác định cụ thể được xem như là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng?

Con người liên tục phải đương đầu với những loại bệnh tật kỳ quái mới (Ảnh: r4phtc.org)

Chúng ta hãy cứ tưởng tượng rằng ‘Bệnh X’ là một nơi lưu giữ các mối nguy cơ truyền nhiễm mà chúng ta chưa từng bắt gặp nhưng hầu như đã chắc chắn về sự tồn tại của chúng. Đó chính là điều “không biết rõ” mà WHO nói rằng chúng ta cần phải chuẩn bị, đó cũng là lý do mà chứng bệnh kỳ lạ này có mặt trong danh sách các căn bệnh được ưu tiên nghiên cứu của chương trình nghiên cứu và phát triển Blueprint thuộc WHO.

Trong một tuyên bố mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: “Bệnh X chính là tượng trưng cho việc một đại dịch nghiêm trọng trên phạm vi quốc tế có thể do một mầm bệnh chưa được biết đến gây ra. Chương trình nghiên cứu và phát triển Blueprint của chúng tôi cũng ưu tiên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dịch bệnh này nhiều nhất có thể.”

X là loại bệnh tiếp theo tìm đến con người (Ảnh: POST Online Media)

Chương trình nghiên cứu và phát triển Blueprint lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2015 và được WHO xem xét để xác định các mầm bệnh mới xuất hiện có khả năng gây ra sự bùng phát nghiêm trọng trong tương lai gần mà chúng ta mới có rất ít hoặc không có biện pháp đối phó y tế nào.

Cuộc tổng kết gần đây nhất của chương trình này diễn ra vào tháng 2, với sự đồng ý của các chuyên gia về các loại bệnh cần được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều nhất: dịch sốt Congo (Crimean-Congo haemorrhagic fever – CCHF); dịch bệnh do virus Ebola virus Marburg; Sốt Lassa; Hội chứng hô hấp đường hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS); Bệnh Nipah và henipaviral; dịch sốt Rift Valley (RVF); và virus Zika.

Virus Zika dưới kính hiển vi điện tử (Ảnh: W3LiveNews.com)

Năm nay, lần đầu tiên WHO đưa Bệnh X vào danh sách, đây là một sự thừa nhận vào thực tế rằng có khả năng một mầm bệnh mới sẽ sớm được thêm vào hồ sơ. Bằng cách tăng nhận thức về xác suất đó, động thái này sẽ thực sự thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu để chống lại mối đe dọa còn chưa được biết tới này.

Không ai trong chúng ta có thể biết rằng Bệnh X có thể bắt nguồn từ đâu, người ta cho rằng nó thể đến từ rất nhiều nguồn bệnh bao gồm các virus hiện có đã chứng tỏ tính độc hại cũng như cả các triệu chứng mới (như vi-rút Zika), virus được thiết kế từ phòng thí nghiệm hoặc được sử dụng làm vũ khí sinh học cũng như dịch bệnh zoonotic – các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Mặc dù chúng ta có thể biết ơn khi Bệnh X có thể chưa tồn tại, nhưng khả năng dịch bệnh này xảy ra trong tương lai chắc chắn là điều chúng ta nên đề phòng.

Tu dưỡng đạo đức là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước bệnh tật (Ảnh: hoasen)

Có một thực tế là con người ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các loại bệnh kỳ quái. Bên cạnh các yếu tố hay được nhìn nhận như khí hậu, môi trường, hóa chất độc hại… có không ít các quan điểm cho rằng, hiện thực này có liên quan mật thiết đến sự suy đồi đạo đức của con người. Đạo đức trượt dốc khiến con người ngày nay có thể làm ra vô số chuyện bại hoại, tích tồn nghiệp chướng, khiến các loại bệnh mới xuất sinh báo ứng con người.

Chính bởi vậy, bên cạnh các biện pháp y học thì tu dưỡng và giữ gìn đạo đức là cơ điểm quan trọng nhất để phòng ngừa đại dịch. Người có đạo đức cao tất không có nhiều khổ nạn, bệnh tật khó tới, độc tố khó xâm, cơ thể chắc chắn sẽ được bình an khỏe mạnh. Ngược lại người có đạo đức thấp kém, thường làm những chuyện trái với luân lý, dẫu có phòng bị cỡ nào cũng khó tránh khỏi tiêu vong.

Nhật Quang