Đây là những điều quen thuộc và gần gũi với cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta không để ý tới hoặc quên mất chúng. 

Xung quanh chúng ta ẩn chứa rất nhiều điều thú vị, có thể là trên cơ thể hoặc từ thiên nhiên. Có khi nào bạn đã tự hỏi bản thân mình những câu hỏi tưởng chừng như nhỏ nhặt mà không phải ai cũng biết như: so đám mây với con voi thì cái gì nặng hơn nhỉ; 1 cân bông với 1 cân sắt, cái nào nặng hơn cái nào, hay có cách đo góc mà không cần dùng thước đo độ không?

Nếu ai đó đã từng có những câu hỏi tương tự như vậy thì 9 điều thú vị về cuộc sống dưới đây sẽ khiến bạn chú ý:

1. Nước bọt con người chứa thuốc giảm đau tự nhiên

Ai cũng biết nước bọt trong miệng của con người là 1 enzym sinh học có chức năng giúp việc nhai và tiêu hoá thức ăn trước khi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong miệng giữ cho răng bớt sâu mòn.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp chỉ ra rằng trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin gấp 6 lần được đặt tên là opiorphin.

Công thức hóa học của Opiorphin. (Ảnh: Wikipedia)

2. Đo góc bằng bàn tay

Thường khi đo góc chúng ta phải dùng đến thước đo độ hoặc máy đo góc nhưng có một cách đơn giản hơn rất nhiều mà không tốn nhiều công sức: “dùng bàn tay”

Đầu tiên, hãy giãn tay ra hết cỡ, đặt lòng bàn tay lên mặt phẳng sao cho ngón út thuộc cạnh đáy. Khi đó một đồ thị sẽ hiện ra với ngón út là trục hoành và ngón cái là trục tung, sau đó bạn có thể xác định số đo góc những những ngón tay:

Góc tạo bởi ngón út và ngón cái là 90và lần lượt 60o với ngón trỏ, với ngón giữa là 45o, với ngón áp là 30o.

 

(Ảnh: Warungkopi Okezone)

3. Não bộ có những màu sắc không thể phân biệt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khá nhiều màu sắc nghe có vẻ khá bình thường nhưng đối với bộ não thì nó lại không biết đó là màu gì. Ví dụ, nếu có người nói về màu xanh dương vàng, liệu bạn có nghĩ đó là màu xanh dương nhạt không?

(Ảnh: Teen Day)

Thực tế, ta hoàn toàn có màu đó khi pha trộn với nhau và đó chắc chắn không phải là xanh dương nhạt rồi, chỉ là não bộ không tưởng tượng ra nó được mà thôi.

4. Đoán ngày tháng bằng ngón tay

Nghe có vẻ hơi khó tin như đó lại là sự thật. Chỉ dựa vào nắm tay cùng khớp nối, bạn cũng có thể xác định số ngày trong tháng.

Khi bạn nắm tay,  phần mu bàn tay sẽ xuất hiện những vết lồi, lõm được tạo thành từ khớp tay. Mỗi vết lồi, lõm ấy tượng trưng cho tháng.

(Ảnh: BreakBird)

Tháng nằm trên khớp lồi sẽ có 31 ngày. Nếu nằm ở vết lõm thì tháng đó có 30 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Các tháng sẽ được đếm lần lượt, tháng 8 sẽ nằm cùng vị trí với tháng 7, sau đó đảo chiều ngược lại, vẫn theo quy luật như vậy.

(Ảnh: Incrivel.club)

5. Bạn sẽ mất đi 1 nửa vị giác khi 60 tuổi

Khoảng 10.000 tế bào vị giác phân bố đều trên đầu lưỡi của chúng ta. Khi bạn 60 tuổi, số lượng tế bào vị giác sẽ bị giảm 1 nửa, chức năng của vị giác và khứu giác dần dần bị suy giảm. Và đến lúc này, bạn sẽ khó phân biệt giữa các thực phẩm có vị ngọt, mặn, chua và đắng.

(Ảnh: Healthplus.vn)

6. Trái tim tạo ra năng lượng khủng khiếp

Hoạt động của tim là sự sống còn đối với cơ thể chúng ta. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày năng lượng hoạt động từ trái tim của một người trưởng thành tạo ra đủ để 1 chiếc xe tải chạy được 32km. Càng khó tin hơn, trái tim bơm khoảng 1,5 triệu thùng máu trong suốt cuộc đời, con số này đủ để lấp đầy 200 toa xe lửa.

(Ảnh: radiomedias.ro)

7. Sao Hỏa được gọi là hành tinh Đỏ nhưng lại không phải màu đỏ

Người ta thường gọi sao Hỏa là hành tinh đỏ nhưng sự thật sao Hỏa lại không hề có màu đỏ như mọi người nghĩ. Màu đỏ ở đây là bầu khí quyển của sao Hỏa có chứa lượng lớn bụi oxit sắt từ. Đó là lý do tại sao màu của bề mặt hành tinh thay đổi từ màu hồng sang màu nâu.

Màu thực sự của sao Hỏa là màu kẹo mạch nha. (Ảnh: YouTube)

8.  Đám mây nặng bằng 100 con voi cộng lại

Theo Peggy LeMone, nhà khoa học tại Trung tâm về nghiên cứu khí quyển quốc gia Hoa Kỳ cho biết lượng nước trong một đám mây nhỏ nặng khoảng 550 tấn.

(Ảnh: FunFacts)

Ví dụ, một con voi nặng 6 tấn thì khối lượng nước chứa trong một đám mây thông thường sẽ bằng tổng khối lượng của 100 con voi cộng lại. Thật không thể tin nổi!

9. Lông chân có cạo nhiều hơn cũng không mọc cứng và rậm hơn

Mọi thường thường nghĩ rằng cạo lông chân hay cạo râu thì khi chúng mọc lại lại sẽ dày và rậm hơn trước. Sự thật lại ngược lại niềm tin bấy lâu nay của mọi người.

(Ảnh: VNLoad)

Những sợi lông được hình thành từ protein sừng nhô ra từ cơ thể và chúng thon lại ở mỗi đầu. Khi cạo chúng, bạn đã tác động và cắt ngang sợi lông ở khoảng giữa. Chính vì thế, nơi đây sẽ hình thành một bề mặt sắc và thô ráp mỗi khi chạm vào. Do đó, bạn sẽ có cảm giác lông cứng hơn mỗi khi “đụng” phải.

Sơn Tùng