Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Bằng chứng khảo cổ cho thấy các nền văn minh tiền sử cũng tiến bộ như nền văn minh hiện đại của chúng ta – hoặc có lẽ tiến tiến hơn nhiều.

Bằng chứng này có thể khiến một số niềm tin khoa học của chúng ta bị đảo lộn. Đây không phải là lần đầu tiên – rốt cuộc, lịch sử cho thấy “khoa học” đã từng hết sức sai lầm trong vô số trường hợp.

Từ những tranh cãi mà các luận thuyết sẽ được thay đổi. Những khám phá sau đây đã bị tranh luận, nhưng một số nhà khoa học khẳng định chúng là bằng chứng không thể chối cãi rằng cách đây hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu năm, loài người đã có mặt trên Trái Đất với kiến thức và văn hóa tiên tiến.

1. Lò phản ứng hạt nhân 1.8 tỷ năm tuổi

Vào năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, thuộc Cộng hòa Gabon ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của mình, người ta đã phát hiện rằng quặng uranium đã được chiết luyện.

Họ phát hiện vị trí gốc là một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến quy mô lớn đã ra đời cách đây 1.8 tỷ năm và đã vận hành trong khoảng 500.000 năm.

Các nhà khoa học đã tập hợp để tiến hành điều tra, nhiều người cho rằng đây là một điều kỳ diệu, nhưng là một hiện tượng tự nhiên.

Tiến sỹ Glenn T. Seaborg là cựu lãnh đạo của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và giành Giải Nobel cho lĩnh vực tổng hợp các nguyên tố nặng. Ông đã giải thích rằng đây không phải hiện tượng tự nhiên, mà một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Đối với uranium, để ‘’đốt cháy” trong một lò phản ứng, cần phải có các điều kiện rất nghiêm ngặt.

Thứ nhất, nước phải cực kỳ tinh khiết. Tinh khiết hơn nước trong tự nhiên rất nhiều lần.

Cần có U-235 để xảy ra phản ứng phân hạch. Nó là một đồng vị được tìm thấy tự nhiên trong uranium.

Theo nhiều chuyên gia trong kỹ thuật lò phản ứng, uranium ở Oklo không thể đủ giàu U-235 để phản ứng diễn ra tự nhiên.

Hơn nữa, có vẻ như lò phản ứng này tiên tiến hơn bất kỳ thứ gì chúng ta có thể xây dựng ngày nay. Nó dài nhiều km và tác động nhiệt đến môi trường xung quanh của nó bị giới hạn trong chỉ 40m ở tất các các mặt. Các chất thải phóng xạ vẫn được giới hạn trong các yếu tố địa chất xung quanh và không lọt ra ngoài khu mỏ này.

Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: NASA)
Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: NASA)

Xem thêm: Lò phản ứng hạt nhân cổ đại 1,8 tỷ năm tuổi

2. Tảng đá Peru cho thấy kính thiên văn cổ đại, trang phục hiện đại

Chúng ta luôn nghĩ rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính thiên văn vào năm 1609. Tuy nhiên, một hòn đá cách đây chừng 65 triệu năm, đã được khắc một hình người cầm kính thiên văn và đang quan sát những ngôi sao.

Khoảng 10.000 hòn đá được cất giữ ở Viện bảo tàng Cabrera ở Ica, Peru, cho thấy những người tiền sử mặc váy, áo quần, và đi giày. Những hòn đá này miêu tả các cảnh giống như cấy ghép nội tạng, phẫu thuật thai nghén, và truyền máu – và một số khác còn cho thấy các cuộc chạm trán với khủng long.

Xem thêm: Phải chăng người cổ đại đã nhìn thấy khủng long? Sừng khủng long có niên đại 33.500 năm

Tuy có một số người nói rằng những hòn đá này là giả, Tiến sỹ Dennis Swift, người đã nghiên cứu khảo cổ học tại Đại học New Mexico, đã ghi chép trong cuốn sách của ông “Bí ẩn của những Hòn đá Ica và Dòng kẻ Nazca” chứng minh rằng những hòn đá này thuộc về thời kỳ tiền Columbia (Thời kỳ tìm ra Châu Mỹ)

Theo ông Swift, một trong những lý do những hòn đá này bị xem là giả vào những năm 1960 là vào thời gian đó, người ta cho rằng các loài khủng long di chuyển và kéo lê chiếc đuôi của chúng, nhưng những hòn đá lại miêu tả khủng long với chiếc đuôi dựng lên, và vì vậy họ nghĩ rằng chúng không đúng.

Tuy nhiên các nghiên cứu sau đó đã cho thấy rằng, các loài khủng long có thể di chuyển với chiếc đuôi dựng lên, giống như được miêu tả trên những hòn đá.

kinh thien van co dai(Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

3. Nền văn hóa tiên tiến trong các bức vẽ hang động

Hang động La Marches ở tây-trung nước Pháp chứa các hình vẽ hơn 14.000 năm tuổi trong đó có hình người với tóc ngắn, bộ râu được chải chuốt gọn gàng, quần áo được may vá, đang cưỡi ngựa và ăn mặc theo phong cách hiện đại – khác xa so với những trang phục da động vật thô sơ mà chúng ta thường tưởng tượng.

Những bức vẽ này đã được xác nhận là chân thực vào năm 2002. Các nhà nghiên cứu, như ông Michael Rappenglueck của Đại học Munich, khẳng định rằng những tạo tác quan trọng này đơn giản là bị khoa học hiện đại phớt lờ.

Ông Rappenglueck đã nghiên cứu kiến thức thiên văn tiên tiến của những người thuộc Thời đồ đá cũ. Ông viết: “Trong vài năm, chỉ có giới truyền thông (tài liệu ấn phẩm, phương tiện nghe-nhìn, truyền thông điện tử và các chương trình thiên văn) là đóng góp để nâng cao nhận thức về thiên văn nguyên thủy (cũng như toán học và các lĩnh vực khoa học nguyên thủy khác) trong thời đại Đồ đá.”

Một số hòn đá từ hang động La Marche được trưng bày tại Viện bảo tàng Con người tại Paris, nhưng những hòn đá này khắc họa sinh động người tiền sử với nền văn hóa và tư tưởng tiên tiến chưa từng thấy.


Bức vẽ hang động từ hang Altamira ở Triển lãm Nhân chủng học, thuộc Viện bảo tàng Moravia ở Cộng hòa Séc. (Wikimedia Commons)

Khi những bức vẽ từ cách đây hơn 30.000 năm lần đầu tiên được khám phá trong những hang động ở Châu Âu vào thế kỷ 19, chúng đã thách thức sự hiểu biết thông thường về thời tiền sử. Một trong những nhà phê bình lớn nhất của khám phá, ông Emile Cartailhac, đã thay đổi quan điểm trong vài chục năm sau đó và ủng hộ mạnh mẽ việc chứng minh những bức vẽ là chân thực, và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chúng.

Ông hiện được xem là cha đẻ của các nghiên cứu nghệ thuật hang động.

Những bức vẽ đầu tiên được khám phá bởi Don Marcelino Sanz de Sautuola, một quý tộc người Tây Ban Nha, và con gái của ông, Maria, vào năm 1879 tại hang Altamira. Các tác phẩm này đã cho thấy một sự tinh tế bất ngờ.

Khám phá này đã bị gạt bỏ, cho đến đầu thế kỷ 20 khi ông Cartailhac công bố một nghiên cứu về những bức vẽ đó.

Báo cáo của các nhân viên Thời báo Đại Kỷ Nguyên Leonardo Vintini và Cornelia Ritter.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch

Xem thêm: 6 phát minh cổ đại vượt qua công nghệ hiện nay