Lịch sử 5000 năm Trung Hoa trải qua hàng hàng trăm triều đại với rất nhiều lãnh địa, vương quốc. Không ít trong số chúng đã biến mất một cách khó hiểu và cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích xác đáng.

Tiếp theo Phần 1

12. Vương quốc Đại Hạ

Năm 1038, dưới sự ủng hộ của nhà Liêu, Nguyên Hạo xưng Đế và lập ra Vương quốc Đại Hạ.

Năm 1205, Tây Hạ và Mông Cổ lần đầu tiên xảy ra xung đột chính diện, mở màn cuộc chiến tranh giữa Tây Hạ và Mông Cổ.

Năm 1227, trong khi viễn chinh Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bị thương qua đời. Sau đó quân đội Mông Cổ cũng giết chết Hoàng đế Tây Hạ là Lý Hiển, cho dù Lý Hiển đã đầu hàng. Tây Hạ diệt vong.

13. Vương quốc Đại Lý

Năm 937, Đoàn Tư Bình- một vị Tướng cũ của nhà Nam Chiếu đã liên lạc với một số quý tộc ở miền đông Vân Nam cùng nhau tiêu diệt Đại Nghĩa Ninh xưng đế, sửa đổi quốc hiệu thành Đại Lý.

Năm 1147, sau khi truyền ngôi cho Đoàn Chính Hưng, Đoàn Hòa Dự tuyên bố xuất gia. Từ đây thế lực nhà Đại Lý ngày càng suy yếu, lụn bại.

Năm 1253, đại quân Mông Cổ nam hạ, bắt đầu xâm chiếm nước Đại lý. Năm kế tiếp, đại quân Mông Cổ bắt sống Đoàn Hưng Trí, Đại Lý diệt vong.

14. Vương quốc Lâu Lan

Mùa xuân năm 1980, đội khảo cổ Tân Cương về “Con đường tơ lụa” đồng thời cũng đến La Bố Bạc để tìm hiểu về Vương quốc Lâu Lan cổ xưa. Họ phát hiện ra một phần mộ của người Lâu Lan. Trong văn hiến lịch sử có ghi chép: Từ “Sử Ký”, “Hán Thư” bắt đầu Lâu Lan chỉ trải qua mấy trăm năm, sau đó biến mất một cách thần bí vào thế kỷ thứ tư.

Nền văn minh Lâu Lan làm thế nào thất lạc? Đây là một nghi vấn được tranh luận cả một thế kỷ, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một người nào đủ khả năng đưa ra câu trả lời chính xác. Trong số hàng chục loại suy đoán, thì có ba dạng suy đoán được cho là tương đối mang tính đại biểu nhất, đó là: Hoàn cảnh tự nhiên biến hóa, trung tâm chính trị kinh tế chuyển dịch và hoạt động của con người phá hoại đến tự nhiên.

15. Vương quốc Quy Từ

Vào thời kỳ Tây Hán Tuyên Đế, bởi vì tiên Vương Quy Từ giết chết Giáo Úy Lại Đan, Trưởng La Hầu Thường Huệ tập hợp năm vạn binh mã tấn công Quy Từ. Quy Từ Vương- Giáng Tân lập tức xin quy hàng.

Năm 379, Lữ Quang phụng lệnh của Phù Kiên tấn công Quy Từ, đánh bại Quy Từ và liên quân chư quốc. Hơn nữa còn mang cao tăng Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) trở về Trung Nguyên.

Năm 840, người Hồi Cốt chuyển về phía Tây, chiếm lĩnh Quy Từ, từ đây nước Quy Từ hoàn toàn biến mất trong lịch sự.

Năm 1758, Quy Từ một lần nữa bị sát nhập vào bản đồ Trung Nguyên.

16. Vương quốc Đại Uyên (Hãn quốc Hạo Hãn)

Năm 110 TCN, Hán Vũ Đế phái Hàn Bất Hạt làm sứ giả cùng sứ đoàn đến Đại Uyên, mong rằng có thể dùng hoàng kim để đổi lấy thiên mã. Nhưng người Đại Uyên tham lam tài vật của nhà Hán, vì vậy giết chết Hàn Bất Hạt.

Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế triệu tập binh lực, lệnh cho Lý Quảng Lợi một lần nữa tiến công Đại Uyên. Quân đội nhà Hán bao vây thành Đại Uyên, với tình thế này, các quý tộc nhà Đại Uyên làm phản, giao ra Đại Uyên Vương và thiên mã, Lý Quảng Lợi chém đầu Đại Uyên Vương.

Năm 107 TCN, quý tộc nhà Đại Uyên đưa Vương Tử đến nhà Hán làm con tin. Đến thời nhà Thanh, Đại Uyên thay tên thành Hãn quốc Hạo Hãn, tới thời cận đại, trở thành lãnh thổ của Uzbekistan, Hãn quốc Hạo Hãn bị diệt vong.

17. Hãn quốc Nhu Nhiên

Nước Nhu Nhiên là một chi của tộc Tiên Ti, có cuộc sống du mục trên cao nguyên Mông Cổ từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ sáu. Lúc nước Nhu Nhiên cường đại nhất, lãnh thổ kéo dài từ phía bắc Cương Vực đến hồ Baikal, từ nam Cương Vực đến m Sơn Nam Lộc, từ phía đông bắc Cương Vực đến Đại Hưng An Lĩnh, từ phía tây Cương Vực cùng Chuẩn Cát Nhĩ ngăn cách bởi một bồn địa.

Năm 487, A La Phục Chí La chuyển về phía tây, thoát khỏi sự thống trị của Nhu Nhiên. Sau đó ông tự xưng Vương, xây dựng nước Cao Xa. Bắc Ngụy muốn kiềm hãm sự phát triển mạnh mẽ của Nhu Nhiên vì vậy đã đồng ý với chính sách phân đất thống trị của người Cao Xa.

A Na Gui được bố trí đến Thổ Nhược Hề Tuyền trung tâm phía bắc của Hoài Sóc. Bà La Môn được an bài ở quận Tây Hải cũ thuộc vùng phụ cận Diên Hải. Năm 555, Đột Quyết tấn công Nhu Nhiên, Đặng Thúc Tử dẫn đầu mọi người chạy trốn đến Tây Ngụy, nhưng lại bị Tây Ngụy giết chết ngoài cổng Thanh Môn của thành Trường An, Hãn quốc Nhu Nhiên diệt vong.

18. Hãn quốc Cao Xa

Cuối thế kỷ thứ năm, A La Phục Chí La lãnh đạo bộ lạc Sắc Lặc rời khỏi nước Nhu Nhiên chuyển về phía tây. Năm 487 thành lập nước Cao Xa ở Xa Sư (khu vực thành cổ Giao Hà ở Tân Cương ngày nay). Nước Cao Xa khống chế môn hộ Cao Xương củ Tây Vực ở phía Nam, ngoài ra còn có Yên Kỳ, Thiện Thiện, thế lực phía đông bắc đến sông Sắc Lăng Cách, sông Ngạc Nhĩ Hồn, sông Thổ Lạp. Phía tây tiếp giáp với Duyệt Bàn thuộc đông bắc của nước Ô Tôn. Phía đông tiếp giáp với Bắc Ngụy. Năm 541, nước Cao Xa bị Hãn quốc Nhu Nhiên tiêu diệt.

19. Vương quốc Dạ Lang

Thời kỳ thống trị của nước Dạ Lang có khoảng ba bốn trăm năm, đây là một bộ lạc tương đối lớn nằm ở phía tây của triều đại nhà Hán. Vào cuối thời nhà Tây Hán, nước Dạ Lang bị diệt vong, vào những năm Hà Bình của Hán Thành Đế, Dạ Lang và tiểu quốc phương nam phát sinh tranh đấu, và không phục sự hòa giải của triều đình nhà Hán. Sau đó vị vua cuối cùng của nhà Dạ Lan là Hưng Vương bị nhà Hán chém đầu, nước Dạ Lan bị diệt vong.

20. Vương quốc Ô Hoàn

Ô Hoàn: Cũng chính là “Tác Ô”, “Hoàn Cổ”, là một trong những Vương quốc cổ đại trong hệ thống Đông Hồ. Năm 206 TCN, Hung Nô Vương- Mặc Đốn Thiền Vu tiêu diệt liên minh Đông Hồ. Những người còn sót lại của Đông Hồ bại trận trốn chạy về hướng bắc, đến định cư ở Ô Hoàn Sơn, trung tâm của thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm, vì vậy đặc tên nước là Ô Hoàn.

Vào thời kỳ trị vì của Vương Mãn trong thế kỷ đầu tiên, Ô Hoàn bắt đầu tiến nhập vào xã hội nô lệ, những năm cuối cùng của nhà Đông Hán, ba quận Liêu Tây, Liêu Đông và Bắc Bình của Ô Hoàn bị Tào Tháo thu phục. Ông đưa toàn bộ người dân Ô Hoàn chuyển đến Trung Nguyên, thông qua việc tuyển chọn và tổ chức lại các chiến binh Ô Hoàn trở thành một quân đội kỵ binh tinh nhuệ do Ô Hoàn Vương, Hầu Đại Nhân suất lĩnh, tùy thời có thể theo Tào Tháo chiến đấu nam bắc.

21. Vương quốc Lưu Cầu

Địa phận của Vương quốc Lưu Cầu là những đảo nhỏ nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản. Năm 1372, lúc Chu Nguyên Chương còn tại chức, nước Lưu Cầu trở thành một phiên quốc của triều đại nhà Minh, cống nạp cho nhà Minh.

Năm 1879, bởi vì chính phủ nhà Thanh đã suy yếu vô năng, Nhật Bản xuất binh tấn công Lưu Cầu, Vương quốc Lưu Cầu diệt vong. Lúc Nhật Bản mới vừa chiếm đóng Lưu Cầu đã không từ thủ đoạn cưỡng ép đưa văn hóa Nhật Bản vào đời sống nhân dân. Tuy nhiên người Lưu Cầu mấy trăm năm chịu ảnh hưởng của văn hóa nhà Hán đã thâm căn cố đế. Ví dụ như họ nói chuyện khẩu âm giống với người Mân Nam, sử dụng âm lịch của người Hán, cuộc sống hằng ngày cũng sử dụng tập tục của văn hóa Trung Hoa.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau này, quân đội Nhật đốt hết tất cả những Văn Hiến có liên quan đến Vương quốc Lưu Cầu.

22. Vương quốc Tích Kim

Vương quốc Tích Kim: Còn có tên gọi là “Vương quốc Sơn Đính”. Thời kỳ Càn Long, Thanh Cao Tông Hoàng Đế trước sau dụng binh hai lần, cuối cùng vào năm 1791, Phúc An Khang và Hải Lan Sát lãnh binh trục xuất tất cả người Khuếch Nhĩ Khách ra khỏi Tây Tạng. Quân đội Khuếch Nhĩ Khách từ đây hứa rằng sẽ vĩnh viễn trung thành với Vương triều Trung Nguyên, cung phụng và phục vụ nhà Thanh. Từ đây trở thành chính quyền địa phương của Trung Quốc. Đây cũng là “võ công” cuối cùng trong “thập toàn võ công” của Càn Long.

Tháng 4 năm 1973, ́n Độ trực tiếp thực hiện chiếm đóng quân sự ở Tích Kim. Ngày 20/6/1974 hội nghị Tích Kim bắt buộc phải thông qua hiến pháp Tích Kim do ́Ấn Độ soạn thảo, quy định đầu não chính phủ và hội trưởng của hội nghị Tích Kim phải do quan viên được ́Ấn Độ phái đến đảm nhiệm.

Năm 1975, quân đội ́n Độ giải tán cung đình của Vương quốc Tích Kim và giam giữ Tích Kim Vương. Ngày 14/4 cùng năm ́Ấn Độ tuyên bố Tích Kim chính thức trở thành một bang của ́Ấn Độ. Vương quốc Tích Kim hoàn toàn diệt vong.

Theo Sound of hope
Nhật Minh biên dịch