Ngày 25/3/2018, hãng hàng không giá rẻ Nhật Bản – Vanila Air ra thông báo dừng khai thác tất cả mọi chuyến bay sau khi mới hoạt động tại Việt Nam được hơn 1 năm.
Trên trang web chính thức tại Việt Nam, Vanilla Air thông báo sẽ dừng khai thác tất cả các chuyên bay từ ngày 25/3, trang web tiếng Việt sẽ dừng hoạt động kể từ ngày 26/4/2018. Động thái này được thực hiện ngay sau ba ngày Ana Holding thông báo sẽ hợp nhất hai hãng hàng không giá rẻ là Vanilla Air và Peach Aviation vào cuối năm 2019.
Japan Times dẫn lời giám đốc điều hành của Peach Aviation cho biết: Chúng tôi lựa chọn phương án này để tồn tại trong cuộc chiến khốc liệt.
Trong khi đó, ông Shinya Katanozaka – Chủ tịch Ana Holdings khẳng định, trước khi sáp nhập, hiệu quả hoạt động của hai hãng này đều tốt. Và du khách tới Nhật Bản đang có xu hướng tăng.
Thủ đô của Nhật Bản sắp trở thành điểm đến của Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè năm 2020. Tập đoàn ANA coi đây là cơ hội lớn của kinh doanh hàng không, theo chiến lược của tập đoàn trong giai đoạn 2016-2020. Chính phủ Nhật Bản cũng đặt mục tiêu đón tới 40 triệu du khách trong năm 2020.
Theo chiến lược của tập đoàn ANA, Peach sau khi hợp nhất cùng Vanilla sẽ tập trung mở rộng thị trường các tuyến bay trung bình tại châu Á, có độ dài đường bay khoảng 1500 – 4000 km theo định nghĩa của Tổ chức an toàn hàng không châu Âu.
Hãng hàng không Vanilla được thành lập 32/8/2011, với số vốn điều lệ 15 triệu Yên, Tập đoàn hàng không Ana Holding sở hữu 100% cồ phần.
Sau khi khai thác hàng loạt đường bay từ Tokyo đi Hàn Quốc, Hồng Kông, đến ngày 14/9/2016, Vanilla Air chính thức khai thác đườn bay Tokyo Narita – Tp.HCM và Đào Viên Đài Bắc – Tp.HCM.
Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, bà Mio Yamamuro – Phó tổng giám đốc Vanilla Air cho biết, Vanilla Air chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á vì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang rất cao. Hơn thế nữa, lượng khách qua lại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tăng nhanh.
Tuy nhiên, chỉ hơn một năm đặt chân vào Việt Nam, Vanilla Air đã phải rút khỏi miếng bánh thị trường hàng không giá rẻ được cho là béo bở, theo Vneconomy.
NguyễnThu