Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn với nợ công và thâm hụt ngân sách gia tăng, nhưng một số khác lại kiểm soát tốt các khoản chi tiêu của mình.

Trong số 10 quốc gia có tỷ lệ nợ công thấp nhất năm 2017 dưới đây, nhiều nước vẫn duy trì nợ công ở mức thấp nhờ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong khi một số khác theo đuổi các chính sách cải cách thị trường tự do, tạo ra sự an toàn và minh bạch cho nền tài chính quốc gia.

  1. Algeria – 20,4%

Chính phủ Algeria đã từ chối các khoản tài trợ và cho vay của nước ngoài để phát triển kinh tế mà chỉ dựa vào trữ lượng dầu mỏ. Reuters cho biết rằng nền kinh tế của Bắc Phi có tốc độ tăng trưởng 4%, cao hơn nhiều dự báo ban đầu là 2,2% và cao hơn tốc độ tăng 3,7% trong năm nay.

  1. Tiểu vương quốc Arập Thống nhất – 19,3%.

Đất nước này sở hữu một quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ được hình thành từ nguồn tiền từ dầu mỏ. Ước tính trị giá trên 1,3 nghìn tỷ USD.

  1. Nigeria – 18,6%

Mức nợ công theo tỷ lệ GDP đã tăng đều trong 5 năm qua, nhưng vẫn thấp hơn mức giới hạn 40% của Chính phủ Nigeria.

  1. Kuwait – 18,6%

Nền kinh tế của Kuwait tiếp tục hồi phục từ sau suy thoái năm 2015 do giá dầu giảm. Nước này dựa vào nợ để bù đắp cho khoản thâm hụt của mình mặc dù có trong tay một quỹ đầu tư lớn. Kể từ tháng 4/2016, Kuwait đã phát hành trái phiếu 8 tỷ bảng Anh nợ quốc gia và 5,9 tỷ USD nợ nước ngoài, theo Arab Times.

  1. Nga – 17%

Nga có tỷ lệ nợ/GDP thấp do khả năng sản xuất khổng lồ và trữ lượng dầu khí lớn. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, tài nguyên thiên nhiên của Nga ước tính khoảng 56 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.

  1. Botswana – 13,9%

Nước Botswana tại Nam Phi là một câu chuyện thành công hiện đại. Từ năm 1966-1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9%, mức cao nhất trên thế giới, và nó đã thách thức cuộc suy thoái toàn cầu giữa năm 2007 và năm 2009 và duy trì mức nợ công rất thấp.

  1. Ả-rập Xê-út – 12,4%

Mặc dù mức nợ quốc gia của Ả-rập Xê-út ở mức thấp so với các tiêu chuẩn toàn cầu, song nợ quốc gia của họ đã tăng lên trong suốt 2 năm do giá dầu thấp vào năm 2015 và 2016. Nợ quốc gia của vương quốc tăng lên 67 tỷ bảng Anh vào năm 2016, tăng 619% từ năm 2014.

  1. Estonia – 9,5%

Estonia đã tích cực cải cách thị trường tự do và trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu ở Đông Âu. Nền kinh tế của nước này được đánh giá bằng một khoản ngân sách cân bằng, thuế thu nhập cố định, chính sách tự do thương mại, đồng tiền chuyển đổi hoàn toàn gắn liền với đồng Euro, và hầu hết nợ công không tồn tại.

  1. Brunei – 3,1%

Nền kinh tế và các khoản chi tiêu công của quốc gia Đông Nam Á này gần như được hỗ trợ bởi xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ. Nhà nước Brunei đảm bảo các nguồn phúc lợi dồi dào và cung cấp miễn phí tất cả các dịch vụ y tế, trợ cấp lương thực và nhà ở.

  1. Hồng Kông -0.1%

Nền kinh tế định hướng thị trường của Hồng Kông được đặc trưng bởi một khu vực ngân hàng tài chính sinh lợi, kiểm soát tài chính được kiểm soát chặt chẽ, dự trữ ngoại tệ lớn và hầu như không có nợ công. GDP bình quân đầu người của nước này là con số cao thứ sáu thế giới với mức 32.000 bảng Anh, thấp hơn một chút so với Brunei.

Vũ Dũng