Là một dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái có phương pháp dạy con kiếm tiền khiến mọi người phải ngạc nhiên và khâm phục!
“Tiền của thế giới này nằm trong túi người Mỹ, và tiền của người Mỹ lại nằm trong túi áo người Do Thái”... Những lời này, chỉ sau khi gặp Matthew, tôi mới thật sự hiểu được.
Trong cuộc sống hỗn độn, chúng ta ít khi dạy con cái những chuyện liên quan đến kiếm tiền, nhưng đồng thời chúng ta lại rất mong con cái sau này có thể thành đạt. Với tư cách dân tộc giàu có nhất thế giới, người Do Thái tin rằng, muốn con cái trở nên giàu có, cần phải sớm dạy cho chúng phương pháp kiếm tiền.
“Bạn có thể mua cho con cái đồ chơi, tại sao lại không dạy chúng cách kiếm sống? Đó cũng là tạo ra niềm vui cho chúng” – Đây là logic của người Do Thái. Trẻ em Do Thái 3 tuổi được dạy phân biệt tiền giấy và tiền kim loại. 4 tuổi bé không thể mua hết các mặt hàng, vì thế phải lựa chọn. 8 tuổi, bé đã biết cách kiếm tiền tiêu vặt.
Cách làm của Matthew khiến tôi không thể ngờ tới, nhưng lại không thể không bội phục ông ấy.
Chính mình sáng tạo cơ hội kiếm tiền tiêu vặt!
Ở nước Mỹ, tiền tiêu vặt của con cái không phải là tiền cho không. Thay vào đó, các khoản chi này đều được quy ước rõ ràng: con làm được bao nhiêu việc, thì sẽ cho con bấy nhiêu tiền!
Nhưng Matthew cho rằng, như vậy cũng quá bị động, phương pháp của gia đình ông là: Bảo con trẻ vào trong sân chơi, xem có thể tự mình làm việc gì hay không. Sau đó chúng trở về cho cha mẹ biết rằng chúng có thể làm gì, và có thể nhận được bao nhiêu tiền khi làm việc này.
Quá trình này nguyên là một cuộc đàm phán: Bọn nhỏ đi khắp nơi tìm nhu cầu, sau đó mới đến đàm phán với cha mẹ chúng rằng chúng muốn được bao nhiêu tiền công. Như vậy, chúng sẽ học được cách “đề xuất” và “mặc cả”. Hơn nữa, bọn nhỏ sẽ không nhận được món tiều tiêu vặt cố định, trừ khi bọn chúng tìm ra cơ hội kiếm tiền. Ở nước Mỹ, không dễ tìm ôsin, bởi mọi việc nội trợ trong gia đình cơ bản đều là bọn nhỏ tranh làm.
Từ nhỏ đã bồi dưỡng thói quen quản lý tài sản cho con cái
“Con cái của chúng tôi có tất cả hai ống tiết kiệm. Với số tiền tụi nhỏ kiếm được, một nửa cho vào tài khoản chung của gia đình, một nửa cho vào tài khoản mua đồ chơi. Khoản tiền trong tài khoản mua đồ chơi, bọn nhỏ có thể tùy ý chi tiêu. Nhưng khoản tiền cho gia đình, cứ sau mỗi nửa năm lại gửi ngân hàng một lần. Tài khoản ở ngân hàng, mỗi năm sẽ giao cho người quản lý tiền cho chúng. Hai đứa con của chúng tôi, đứa 7 tuổi, đứa 9 tuổi, mỗi đứa con đều có một người quản lý riêng”, Matthew chia sẻ.
Tại sao chỉ có người lớn kể chuyện cho con cái nghe?
Mỗi buổi tối chúng tôi kể chuyện xưa cho con cái nghe, phần lớn đều là tôi kể, tôi cũng rất quý trọng khoảng thời gian này, nhưng đôi khi làm việc cả ngày đã rất mệt, tôi sẽ phàn nàn với Matthew.
Ông liền nói: “Tại sao bạn không cùng ngồi với bọn nhỏ, rồi giao cho chúng bốn thứ – một chiếc áo sơ mi, một chiếc cà vạt, một búp bê và một chiếc máy tính xách tay, rồi bảo chúng kể chuyện cho bạn nghe?”
Sau khi làm vậy, một tuần lễ có bốn ngày là tôi kể chuyện cho bọn trẻ, ba ngày còn lại bọn nhỏ kể chuyện cho chúng tôi.
Như vậy, có thể bồi dưỡng sức sáng tạo, năng lực suy nghĩ độc lập của bọn nhỏ, tương lai chúng sẽ không ngại diễn thuyết trước mặt nhiều người. Rất nhiều trẻ em đã lên cấp 3 mà vẫn không qua được cái cửa diễn thuyết kia. Thật ra, vì chúng được luyện tập quá ít. Nếu mong con cái trở nên nổi bật trong tương lai thì những tố chất này là vô cùng quan trọng.
Trẻ con cũng có thể học quản lý!
Matthew thường xuyên kể những việc trên công ty, loại người nào không xứng với chức danh công nhân, loại người nào là công nhân chuyên nghiệp.
Lúc ăn cơm bên ngoài, gặp việc phục vụ không tốt, ông sẽ phân tích cho trẻ, cái gì gọi là dịch vụ tồi. Hiển nhiên, những điều này không cần phải có trình độ quản lý kinh doanh mới có thể học được.
Thật ra, chúng ta mỗi ngày đều gặp được nhiều chuyện như vậy nhưng lại không tận dụng cơ hội để dạy con cái những điều này. Hiển nhiên bạn không cần phải chờ con cái lớn rồi mới dùng tiền giúp chúng học bù đúng không?
Trách nhiệm của bậc cha mẹ rốt cuộc là gì?
Khi nghe nói các bậc cha mẹ ở châu Á thường mua nhà cho con cưới vợ, Matthew và người nhà của ông vô cùng ngạc nhiên.
Gần đây còn nghe nói, các biệt thự ở New York bảy phần người mua là đến từ Trung Quốc, trong đó phần lớn là mua cho con làm nơi đọc sách, gia đình Matthew đều cảm thấy các bậc cha mẹ Trung Quốc làm như vậy là không có trách nhiệm đối với con cái.
Dạy cách kiếm tiền là trách nhiệm của bậc cha mẹ, chứ không phải là kiếm tiền cho con.
Lúc Matthew đến New York để học, mẹ của ông có một dãy nhà trọ ở trung tâm chợ New York. Khi ấy ông hỏi mẹ, có thể cho ông vào đó ở không nhưng mẹ ông đã trả lời: “Con có thể ở, nhưng tiền thuê nhà thì một đồng cũng không thể thiếu”. Sau việc đó, vì suy nghĩ của bản thân mình mà ông tự thấy hổ thẹn.
Con chúng tôi, hiện nay một đứa 12 tuổi, một đứa 14 tuổi, không có thói quen ngửa tay xin tiền. Ngoại trừ làm việc bếp núc kiếm được tiền, chúng đều có con đường phát tài riêng của mình.
Tiểu Minh