Gò mình theo chuẩn mực của người khác, luôn có cảm giác yếu kém, hay lo lắng bị phán xét đánh giá… là những vấn đề mà người thiếu tự tin mắc phải. Nếu bạn thấy mệt mỏi vì cách sống đó, đã đến lúc nên phải thay đổi thang đo giá trị của chính mình

“Self-esteem” là khả năng “tự đánh giá bản thân”, đây là vấn đề tâm lý mà nhiều người mắc phải vì luôn cảm thấy không tự tin vào chính mình.

Trong nền văn hoá phương Đông, trẻ em được dạy về lễ nghĩa, ngoan là biết nghe lời người lớn. Hầu hết, bậc cha mẹ đều không chấp nhận tư tưởng “trứng khôn hơn vịt” và thói quen “rèn luyện” con nghe lời vô điều kiện chính là cách khiến trẻ em không có khả năng tự đánh giá bản thân. Ngay khi trưởng thành, sống trong nền văn hoá cộng đồng, chúng ta thường ngại thể hiện cá tính, thích theo ý kiến số đông để được mọi người chấp nhận. Nhiều người đánh giá bản thân qua cách nhìn của người khác, coi đó là tiêu chuẩn xác định giá trị của bản thân.

Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Chính vì tự tôn thấp nên nhiều người không dám nói “không” với người khác ngay cả khi họ không thoải mái. Họ sợ bị đánh giá là ích kỷ, sợ bị ghét, bị trách cứ nên nên luôn ép mình làm theo yêu cầu của mọi người để được chấp nhận. (Ảnh: Bright Side)

Thông thường, người có lòng tự tôn cao tương đương với cá nhân, cố chấp, bảo thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực tự công nhận bản thân sẽ giúp chúng ta sống tốt hơn, phát triển bản thân theo đúng hướng. Hiểu được giá trị của mình là nền tảng xây dựng sự kiên cường trong cuộc sống, giúp con người vượt qua khó khăn.

Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Nếu biết đánh giá đúng năng lực bản thân, bạn sẽ chọn theo đuổi mục tiêu của mình để gặt gái thành công chứ không phải làm mọi cách để được người khác công nhận.

Một số nghiên cứu hình ảnh não bộ đã chỉ ra, người có lòng tự tôn cao dễ chấp nhận những vết thương về mặt cảm xúc (như bị từ chối, gặp thất bại), nhờ đó chúng ta “bật dậy” nhanh hơn. Khi gặp vấn đề không hay trong cuộc sống, chúng ta ít bị lo âu tấn công, hoocmon cortisol gây căng thẳng cũng được điều tiết linh hoạt.

Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Tự trọng thấp thường đi với nỗi lo sợ bị hiểu lầm và phán xét. “Giải thoát” mình khỏi sự đánh giá chủ quan từ mọi người, sống trên nền tảng “giá trị bản thân” sẽ giúp chúng ta vui vẻ hơn rất nhiều.

Một số người ước lượng bản thân khá chính xác, nhưng cũng có trường hợp đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

Người đánh giá thấp bản thân thường thấy mình vô dụng, nhỏ nhoi, nhún nhường, nhẫn nhịn để được chấp nhận, xem tiêu chuẩn của người khác là thước đo giá trị cho chính mình. Lối sống như vậy khiến họ cảm thấy bị gò ép, mệt mỏi và tự hạn chế khả năng thành công.

Sự tự tôn của mỗi người là lời khẳng định từ bên trong, là suy nghĩ công nhận giá trị của chính mình chứ không phải những thứ thể hiện ra bên ngoài. Không nhìn nhận bản thân và trân trọng những gì mình đang có là thứ xiềng xích cản trở chúng ta sống hạnh phúc…

Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Chúng ta thường đánh giá thấp năng lực bản thân và thiếu khả năng tự ra quyết định. Nếu xây dựng được lòng tin vào chính mình, chúng ta sẽ dám chịu trách nhiệm với mọi hành vi trong cuộc sống.
Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Vì không hài lòng với cuộc sống của mình nên chúng ta mới nảy sinh ghen ghét khi thấy hạnh phúc của người khác. Đây cũng là biểu hiện của người có tự trọng thấp. Người có tự trọng cao biết trân trọng những điều họ đang có, sự hài lòng khiến cuộc sống của họ dễ chịu hơn.
Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Những người có vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng, hay tỏ ra huyênh hoang, kiêu ngạo vẫn có thể là người “tự trọng thấp”. Họ sử dụng cái vỏ bên ngoài để che đậy khiếm khuyết, cảm giác hoài nghi, sự bất mãn với chính mình ở bên trong. Còn với những người có tự trọng cao, họ lựa chọn điều khiến họ thoải mái nhất.
Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Tin tưởng vào chính mình không phải luôn nghĩ mình sẽ đạt kết quả tốt, mà là không vì những sai sót trong cuộc sống mà hạ thấp giá trị của bản thân.
Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Văn hoá sống của chúng ta đề cao tính khiêm nhường. Tự tôn cao thường bị hiểu nhầm là tự cao tự đại và không được số đông ủng hộ. Thế nhưng, khiêm nhường không phải là tự “hạ bệ”, cũng không phải là ghét bỏ bản thân. Sự khiêm nhường sẽ dựa trên nền tảng hiểu biết và trân trọng giá trị của chính mình.

Tự tôn cao là điều tốt, nhưng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Sự tự tin thái quá khiến con người trở nên ngông cuồng, khiến mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Mặt khác, càng quá đề cao bản thân, chúng ta càng dễ bị tổn thương khi gặp chỉ trích hoặc phản hồi tiêu cực.

Người đánh giá bản thân tích cực thường không mắc phải vào tính tự cao tự đại cũng như tránh được tính tự ti mặc cảm. Đánh giá lành mạnh và đúng đắn về chính mình mới là người khiêm nhường thực sự. Người hiểu mình hiểu người sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp với người thân, bạn bè, đồng nghiệp…

Trân trọng giá trị bản thân sẽ có cuộc sống vui vẻ, tích cực.
Học cách trân trọng giá trị bản thân chính là bí quyết để có cuộc sống vui vẻ, tích cực.

Night-fly