Đời người có 4 câu hỏi lớn: Ta vốn là ai? Ta từ đâu tới? Chết rồi sẽ đi về đâu? Phải chăng luật nhân quả là có thật, thiện có thiện báo, ác có ác báo? Chuyên mục văn hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên kể lại những câu chuyện có thật, với mong muốn qua những câu chuyện nhân sinh này, mỗi người cùng suy ngẫm và có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…
Tôi đến nhà em vào một ngày hè nắng cháy, gió Lào không thổi nhưng không khí vẫn ngột ngạt. Căn nhà của ba mẹ em nằm khiêm tốn dưới rặng tre già xao xác, ngay cạnh căn nhà của anh trai em vừa mới xây. Đã 20 năm trôi qua, căn nhà vẫn vậy, chỉ khác con đường mới mở trước nhà rộng thênh thang. Ba mẹ em đã già, yếu hơn xưa thật nhiều.
Căn nhà dưới mái ngói cũ kĩ rêu phong, giàn mướp hoa vàng trước ngõ, vẫn có mấy con chim trong lồng hót ríu rít. Ba em vẫn giữ thói quen nuôi chim cảnh, khu vườn nay nhỏ lại vì anh cả làm nhà to nhưng tất cả vẫn còn vương lại hình ảnh xưa. Dường như em vừa mới ở đâu đây, nụ cười hiền, mái tóc hất một bên điệu nghệ.
Ngày ấy, em vừa tốt nghiệp đại học. Cuộc đời bao nhiêu hứa hẹn, bao nhiêu ước vọng chưa thành và cả tình yêu dành cho cô gái nhà bên chưa kịp nói…
Tất cả đã kết thúc trong một tai nạn thương tâm. Em chở một người bạn đi chơi biển. Đó là ngày 19/5, một ngày người quê em xem đó là ngày lễ lớn, họ đi lại khá đông đúc. Em mượn xe đi chơi, không biết số thế nào lại va chạm vào gia đình người ta chở nhau 4 người trên xe. Em thì đành mất mạng, người ta không sao, tất cả đều yên ổn. Nhưng khổ cho ba mẹ em cứ phải chịu đền hoài, họ cứ bắt đền, gia đình cũng không ra tòa làm gì nữa. Nỗi đau quá lớn khiến không ai muốn nói về việc đúng hay sai sau đó.
Hai mươi năm qua, cuộc sống vẫn âm thầm trôi. Không ai quên em, bởi rất dễ dàng nhận thấy trên khuôn mặt ba mẹ em, nét đau vẫn hằn sâu. Giá còn em thì chắc nhà không có cảnh quạnh hiu thế này.
Mẹ em là một người không tin vào số mệnh. Nhưng hôm nay bà lại kể cho tôi nghe một chuyện đã lâu rồi. Đó là ngày em ra đời, theo tiêu chuẩn bao cấp của miền Bắc hồi ấy, bà được mua vải làm tã lót cho em; nhưng xui thế nào, cô bán cửa hàng thương nghiệp lại đưa cho ba em số vải sô dùng trong chế độ khâm lượm người chết. Khi ba em cầm vô viện, mẹ em mới ngớ cả người ra. Trước sự đã rồi, bà vẫn cứ tưởng là ngẫu nhiên thôi. Nhưng sau này, bà cho rằng đó là điềm báo trước…
Tôi miên man nghĩ và nhớ về nụ cười hiền của em, rồi bỗng giật mình trước giàn âm thanh mùa hạ rộn rã trong nắng vàng tới độ cực đỉnh trong ngày. Trên bàn thờ, em vẫn trong bức ảnh với nụ cười thật thanh thoát. Nụ cười của em như nhắc tôi cần phải nói với ba mẹ em biết về điều mà tôi mới cảm ngộ được, về mục đích sống của một con người trên cõi trần ai …
Tôi đã nói với ba mẹ em về môn tu luyện của Phật gia có tên là Pháp Luân Đại Pháp. Các bài tập nhẹ nhàng và cuốn sách sẽ giúp ba mẹ em có được một tâm thái nhẹ nhõm, một thân thể khỏe khoắn, và đặc biệt là hiểu được những bí ẩn của cuộc đời. Mẹ em vừa qua tai biến thể nhẹ.
Mấy ngày sau, ở nơi phương Nam xa xôi, tôi nghe bà vui mừng gọi điện báo tin: ông đã đọc cho bà nghe các bài giảng trong cuốn sách rồi, và bà thấy khỏe hơn nhiều. Với tâm thái nhẹ nhàng, ông bà quyết thực hành những điều trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” chỉ dẫn và sẽ tập 05 bài công Pháp hàng ngày.
Sau mấy chục năm có duyên phận làm cháu dâu, tôi đã có thể giúp ông bà một việc: đó là giới thiệu để họ biết về một môn tu luyện Phật Gia đang được rất nhiều người trên thế giới theo học, về những điều triết lý sâu xa, tinh thâm của Phật Pháp. Tôi thầm mong ông bà có thể học Pháp tinh tấn hơn nữa để giã từ cuộc sống đau đớn cả về thể xác và tinh thần mà bấy lâu nay họ đã phải chịu đựng khi vắng em. Và tôi hiểu, đó chính là điều em muốn tôi làm cho họ.
Huệ An
Xem thêm:
- Mùa hoa phượng đỏ, bạn có còn nhớ kỷ niệm thời học trò?
- Các học viên Pháp Luân Công trên thế giới kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
- Điểm lại những câu nói bất hủ của Albert Einstein nhân dịp kỷ niệm 137 năm ngày sinh của ông