Muốn chiến thắng được bệnh tật thì cần có phương pháp nên người Thầy thuốc cũng tựa như vị quân sư, cần đưa ra các chiến thuật khác nhau cho từng loại bệnh, từng đối tượng. Để trị bệnh có 3 loại phương pháp, ba loại cơ chế, ba loại tầng thứ, theo thứ tự tăng cao dần.

Bệnh tật không có sự thiên vị, dù bạn là tỷ phú hay bần nông, lão niên hay trẻ nhỏ đều có thể “có được bệnh”. Có câu nói quen thuộc: “Chỉ cần hết bệnh thì có tốn bao nhiêu tiền cũng được”. Đó là lý do tại sao chúng ta phải có nhiều phương thuốc, phòng khám và bệnh viện.

Hiện nay có ba phương cách chính để phòng và trị bệnh: Tây y, Đông y và khí công (hay tu luyện). Việc chỉ ra đặc điểm của từng phương pháp chỉ giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng bệnh, không mục đích phủ nhận phương pháp nào vì mỗi loại đều có điểm mạnh riêng của mình.

Tây y – Chỉ đâu đánh đó

Phẫu thuật (Ảnh minh hoạ)

Tây y hiện là phương pháp chủ yếu hay phổ biến nhất để chữa bệnh. Nó bao gồm một bộ các lý thuyết và kỹ thuật trị bệnh, từ tiêm thuốc, uống thuốc, phẫu thuật cho tới xạ trị,… Bằng cách chữa trị các triệu chứng, Tây y là con đường thẳng, và đôi lúc hơi máy móc khi điều trị một bệnh nhân. Lấy ví dụ, sốt thì dùng thuốc hạ nhiệt, viêm thì dùng thuốc kháng sinh, u bướu thì dùng phẫu thuật…

 Tây y trị bệnh của người

Đối với các bệnh cấp tính, bệnh ngoại khoa thì Tây y đáp ứng kịp thời, nhanh chóng.

Đông y – Dương đông kích tây

Đông y, ngược lại, sau khi hưng thịnh vào thời cổ đại rồi bị thất truyền thì nay lại đang hưng khởi trở lại. Thay vì dùng phương pháp cục bộ như Tây y, Đông y xem xét cơ thể người như bộ hệ thống toàn diện và hữu cơ, nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với môi trường (thiên nhân hợp nhất); vận dụng học thuyết kinh lạc, Âm Dương Ngũ Hành để điều chỉnh mọi cân bằng của cơ thể.

Lấy ví dụ, các thầy thuốc Đông y coi những cảm xúc mạnh mẽ là không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn giận dữ làm hại gan, buồn bã làm hại tì, sợ hãi làm hại thận… Do vậy để phòng bệnh và trị bệnh có hiệu quả thì không chỉ dùng thuốc mà còn phải chú trọng điều tiết, cải thiện tâm tình của tự thân và tập quán sinh hoạt. Đây chính là điểm mà Đông y cao thâm hơn Tây y.

 Đông y trị người bệnh

Tôi có một người bạn tốt, một nữ giáo sư đại học, người mà kinh nguyệt đột ngột bị ngừng một thời gian. Cô cảm thấy khó chịu và đã nhiều lần đi khám bác sĩ Tây Y. Các bác sĩ cho rằng đây là vấn đề phụ khoa và kê rất nhiều đơn thuốc. Nhưng việc trị liệu không có tác dụng. Sau đó, một số người khuyên cô thử gặp một bác sĩ Đông y lão niên. Sau khi khám, bác sĩ này cho biết nguyên nhân của sự khó chịu là thiếu máu vào dạ dày. Ông kê đơn theo Đông Y và nó có tác dụng ngay lập tức. Điều này có vẻ kỳ lạ – nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa lại đến từ dạ dày.

Học thuyết ngũ hành

Bởi nếu theo học thuyết ngũ hành, các tạng có sự tương sinh tương khác. Điều trị tạng này lại có thể chữa bệnh của tạng kia. Từ điều này, chúng ta có thể thấy bác sĩ Đông y này có một hiểu biết thâm sâu hơn về bệnh tật và cơ thể người, từ đó đưa ra phương thức điều trị hiệu quả.

Khí công – Đánh như không đánh

Khí công là một danh từ có vẻ tương đối mới, nhưng thực chất là đề cập đến tu luyện đã có từ hàng ngàn năm. Khi cả Tây y và Đông y đều không trị được bệnh thì người ta sẽ tìm đến khí công.

Khí công đang được nhiều người quan tâm (Ảnh: các học viên Pháp Luân Công tập ở Sanfrancisco – Mỹ)

Đối với những người mới bắt đầu, khí công dường như gồm một bộ các động tác liên quan đến sự vận hành của khí. Thế nhưng với người tu luyện thực sự, họ thấy rằng bệnh tật là có nguyên nhân từ nghiệp lực được tạo ra trong quá khứ. Do vậy, để trị hoàn toàn bệnh thì phải tu luyện, tiêu nghiệp, hay nói cách khác là hoàn trả nợ nghiệp gây ra từ quá khứ.

Ngoài ra, nó còn đòi hỏi nhân tâm hướng thiện, cần phải lấy Chân làm tiền đề, lấy Thiện làm gốc và coi Nhẫn là chìa khoá để đề cao tâm tính bản thân về mọi phương diện. Rèn luyện 3 đức tính này là cách thức cơ bản nhất để trị tận gốc bệnh. Khi có nội tâm an hoà bạn sẽ không dễ dàng bị tác động của ngoại cảnh xung quanh, “tu nội mà an ngoại”.

Khí công không phải để chữa bệnh, nó là phương rèn luyện cả thân lẫn tâm, trở thành người tốt hơn nữa trong xã hội, biết nghĩ cho người khác.

Một câu chuyện khác mà tôi biết là về một bác sĩ hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Ông đã học Đông y ở Trung Quốc, Tây y ở Hoa Kỳ và sau đó tập Pháp Luân Công. Sau khi nghỉ việc tại bệnh viện, ông mở một phòng khám tư.

Ông đặt phí chữa bệnh cho bệnh nhân như sau: Tây Y 200$, Đông Y 100$ và dạy Pháp Luân Công 0$ (miễn phí).

Khi được hỏi về 3 mức phí này, ông trả lời: “Nếu bạn đến điều trị bằng Tây Y, tôi phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với sức khỏe của bạn, cho nên tôi lấy mức giá cao nhất. Khi bạn đến trị bệnh bằng Đông y, tôi chỉ gánh phân nửa trách nhiệm, bởi vì nửa kia phụ thuộc vào hành vi của chính bạn – liệu bạn có theo đề xuất cải thiện tập quán sinh hoạt mà tôi đưa ra hay không. Còn khi bạn học Pháp Luân Công, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe của mình, đó là lý do tôi không lấy tiền, dạy miễn phí.”

Vị bác sĩ này có lẽ đã hiểu được chân lý và bí ẩn đằng sau việc trị bệnh, làm bác sĩ cũng không thể không mắc bệnh. Bác sĩ chỉ chữa được bệnh của người chứ không thể thay đổi mệnh của người.

Theo ChanhKien.org

Hoàng Kỳ

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.