Theo bác sỹ Đông y Hồ Nãi Văn đến từ bệnh viện Đồng Đức Đường, Thượng Hải, Đài Bắc, huyết áp cao là có nguyên nhân, thường xuyên khống chế bằng thuốc không phải là việc tốt.

Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và gia tăng tử vong. Do đó, việc điều trị bệnh có tầm quan trọng rất lớn. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị như: Tây y bằng uống thuốc, Đông y bằng uống thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công.

Khi huyết áp tăng cao, chúng ta thường ỷ lại vào thuốc để làm huyết áp hạ xuống, tuy nhiên điều này không tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, bệnh là có nguyên nhân, ví dụ vấn đề về cảm xúc tâm lý, những tạng phủ khác có vấn đề… Muốn trị liệu cần bắt tay điều trị từ gốc này mới có thể thật sự hồi phục.

Bác sỹ Hồ chia sẻ, ông có một bệnh nhân nữ 50 tuổi, người có hơi mập. Ông không nói bệnh nhân bị huyết áp cao, nhưng tự bà chia sẻ, huyết áp của bà cao thường xuyên trên 200. Khi trị liệu một thời gian, huyết áp dần hạ xuống 140, 150 và ổn định. Bà vui mừng quá đỗi nên đi khắp nơi nói với người ta, Tây y không chữa được bệnh của tôi vậy mà bác sỹ Hồ lại làm huyết áp tôi ổn định trở lại.

Khi đó tôi có nói, bà đừng đi nói lung tung như vậy. Không nhất định là tôi trị khỏi huyết áp cao cho bà, nó có thể hạ là bởi tự bà thay đổi trạng thái cảm xúc. Trước đây tính khí của bà không tốt, hay tức giận, khi điều trị tôi đã nói đầu tiên cần thay đổi là bỏ thói quen này. Sau đó kê đơn thuốc điều chỉnh giải uất để hỗ trợ cải thiện tình trạng dễ cáu gắt. Một thời gian sau, huyết áp của bà tự nhiên có thể hạ. Kỳ thực việc này rất đơn giản, chính là do trạng thái cảm xúc làm huyết áp tăng cao.

Ông lại có một trường hợp bệnh nhân khác cũng rất thú vị. Bình thường huyết áp của bà đều khoảng trên 200 nhưng không mắc bệnh tật gì. Một ngày nọ, vì mắc cảm mạo nặng nên vào viện khám.

Chúng ta đều biết quy trình vào khám ở bệnh viện hiện nay là như thế nào. Trước tiên sẽ đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ… vừa kiểm tra thì bác sỹ phát hiện huyết áp cao nên khuyên: “Ồ, lần này bà phải nhập viện rồi, vì huyết áp cao quá, tới tận 200”.

Thế là bà ở lại viện và dùng thuốc hạ huyết áp, khi hạ tới 170 thì bà cảm thấy rất khó chịu nên tới tìm bác sỹ điều trị và nói với họ: “Bác sỹ ơi, tôi khó chịu quá, tim cứ đập loạn cả lên, cơ thể chỗ nào cũng thấy bứt rứt…”.

Bác sỹ lại kiểm tra huyết áp cho bà: “170… vẫn còn cao quá” phải uống thuốc để hạ tới 150. Sau cùng bà kể lại với bác sỹ Hồ Nãi Văn: “Tôi khó chịu quá nên đã bỏ trốn khỏi bệnh viện bác sỹ ạ”.

Theo bác sỹ đông y Hồ Nãi Văn đến từ bệnh viện Đồng Đức Đường Thượng Hải Đài Bắc, huyết áp cao là có nguyên nhân, thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp không phải là việc tốt. (Ảnh: epochtimes.com)

Cứ huyết áp cao là uống thuốc không phải là điều mà cơ thể cần

Tại sao lại như vậy? Đôi khi đây không nhất định là điều cơ thể cần. Ví dụ nếu khí oxy và máu không được cung cấp đủ lên não, gan và thận, muốn đạt tới trạng thái cân bằng, cơ thể sẽ có phương thức tự vận động bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Chúng sẽ điều động làm huyết áp tăng cao, từ đó giúp máu lưu thông tới các cơ quan trên được nhiều hơn. Cứ như vậy cho tới khi đủ thì tự nhiên sẽ hạ xuống.

Tuy nhiên, nếu khi này dùng thuốc để huyết áp hạ xuống sẽ phát sinh một vấn đề rất lớn: Khí oxy trong não không đủ, máu ở gan và thận cũng không đủ. Vậy cơ thể sẽ làm thế nào? Lúc này tim sẽ dùng một lực lượng lớn hơn để đưa máu lên não và những bộ phận đang thiếu này của cơ thể. Dùng một lực lớn hơn để điều chỉnh cũng có nghĩa là vẫn phải làm huyết áp tăng cao, cứ tăng cao lên, cao lên mãi. Đây cũng là lý do tại sao càng dùng thuốc điều chỉnh, huyết áp sẽ càng có nguy cơ tăng cao hơn.

Thậm chí bây giờ còn xuất hiện bệnh cơ tim phì đại. Tại sao lại xuất hiện bệnh này? Khi bạn cứ liên tục dùng thuốc hạ huyết áp, hạ nhiều quá cuối cùng sẽ làm cho tim không còn sức lực để đưa máu đi nuôi cơ thể, nên có cứ mãi gia tăng vận động. Nếu cơ bắp cứ mãi tăng cường vận động sẽ trở nên to hơn. Một khi như vậy sẽ làm cơ tim phì đại và giãn ra. Kỳ thực, cơ thể ta vốn không có bệnh này do tăng thêm quá nhiều áp lực cho nó nên mới sinh ra. Đây cũng là lý do vì sao Đông y không tán thành việc dùng thuốc hạ huyết áp. 

Cách hạ huyết áp bằng bài tập khí công

Theo Đông y, những nguyên nhân chính dẫn tới huyết áp tăng cao bao gồm: 

1. Dương khí dâng lên ở thượng tiêu (phần trên cơ thể) gây mất cân bằng âm dương, nghĩa là âm thịnh dương suy và âm hư hỏa vượng.

2. Thất tình – lục dâm chi phối do stress.

3. Rối loạn khí: Chân khí trì trệ, khí bốc ngược lên đầu, tụ lại ở ngực.

4. Bế tắc kinh mạch: Vòng âm dương nhâm đốc bị rối loạn, mất cân bằng tạo ra tình trạng dương thịnh âm suy gây cao huyết áp.

Tập khí công là một trong những liệu pháp hạ huyết áp hiệu quả (Ảnh: minghui.org)

Phương pháp tập luyện

– Dẫn khí xuống dưới để dương khí không còn bốc lên.

– Hít thở nhẹ nhàng, sâu dài (thở ra dài hơn hít vào) làm hưng phấn hệ đối giao cảm hoặc tăng âm lên để ức chế dương làm hạ huyết áp.

– Điều tâm: Tạo sự bình an, xóa tạp niệm, loại bỏ mọi thất tình lục dục, tĩnh tâm.

– Thực hành: Ngồi xếp bằng thư giãn, thả lỏng thoải mái, hai bàn tay chồng lên nhau đặt ở đan điền bụng dưới. Hít thở chậm, nhẹ, sâu, dài. Hít vào bằng mũi và phình bụng, lưỡi cong lên chạm vào vòm họng, thở ra bằng mũi, thở ra bằng 2 hít vào. Mỗi ngày tập 30 phút/sáng hoặc tối hoặc sáng và tối.

Tác dụng: 

1. Tư thế ngồi tập thoải mái. Thả lỏng, thư giãn hoàn toàn không tạp niệm, chỉ hít thở là giúp loại bỏ sự căng thẳng thần kinh (một nguyên nhân gây cao huyết áp)

2. Thở bụng giúp lưu thông máu xuống thận đầy đủ, tránh gây bài tiết chất rennin làm tăng huyết áp

3. Làm gia tăng khí CO2 khiến giãn nở mạch máu ngoại biên dẫn đến hạ huyết áp

4. Hơi thở điều hòa làm quân bình hệ thần kinh đối giao cảm, giúp ổn định huyết áp

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định biên dịch