Theo một nghiên cứu mới, vitamin D không phải là cơ chế duy nhất mà ánh nắng mặt trời giúp cải thiện sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng ánh nắng làm cho da sản sinh khí NO, từ đó giúp điều hòa trao đổi chất và giảm tăng cân.
Nghiên cứu tại Telethon Kids Institute ở thành phố Perth, phía Tây nước Úc, được đăng trên tạp chí Diabetes (Tiểu Đường).
Lợi ích không phải từ vitamin D
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cho chuột ăn chế độ giàu chất béo cho đến khi chúng mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Sau đó một vài con chuột được cho phơi chiếu tia cực tím (UV) – tia này khiến da sản xuất cả vitamin D và NO (nitơ oxit).
Sau khi phơi chiếu tia UV, chuột cho thấy mức độ tăng cân, lượng đường huyết và kháng insulin thấp hơn.
Vì các nghiên cứu trước đó đã cho rằng có một mối liên hệ giữa phơi chiếu tia UV, NO và đường huyết, nên sau đó các nhà nghiên cứu thoa kem có chứa NO hoặc vitamin D lên chuột. Chuột được thoa kem có chứa NO cũng thuyên giảm các triệu chứng về tiểu đường và béo phì tương tự như chuột được phơi chiếu với tia UV. Song không thấy có tác dụng gì trên chuột được thoa kem chỉ chứa vitamin D.
Nhà nghiên cứu Martin Feelisch thuộc trường đại học Southampton nói: “Quan sát của chúng tôi chỉ ra rằng lượng NO giải phóng từ da không chỉ có tác dụng tốt đối với mạch máu và tim, mà còn có tác dụng đối với quá trình điều tiết chuyển hóa của cơ thể”.
Tại sao ánh sáng mặt trời là thiết yếu để có sức khỏe tốt
Cả béo phì và tiểu đường loại 2 đều được coi như những vấn đề sức khỏe chính trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước giàu nơi người dân thường có chế độ ăn dư thừa và lối sống ít vận động. Cả hai bệnh này đều đang gia tăng ở cả người lớn cũng như trẻ em. Theo Trung tâm Phòng và Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ, tỉ lệ trẻ em béo phì tại Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, đến mức 18% trẻ em trong độ tuổi 6 đến 11 hiện được phân loại là béo phì.
Nhà nghiên cứu Shelley Gorman thuộc Hiệp hội Telethon Kids nói: “Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kết hợp với vận động nhiều và một chế độ ăn lành mạnh, có thể giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em”.
ở trong nhà thường xuyên từ khi còn trẻ có thể góp phần gây ra sức khỏe kém cả đời.
Những phát hiện này cho rằng ở trong nhà thường xuyên từ khi còn trẻ có thể góp phần gây ra sức khỏe kém cả đời.
David Ray thuộc trường đại học Manchester nói: “Những phát hiện này bổ sung ý kiến rằng một lối sống lành mạnh phải bao gồm dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời, không chỉ để tập thể dục, mà còn để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời đối với da”.
Mặc dù chưa biết lượng tiếp xúc ánh nắng mặt trời cần thiết là bao nhiêu mới có lợi cho quá trình trao đổi chất, nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng những người da sáng nên để da tay và mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút mỗi ngày để đảm bảo tạo ra lượng vitamin D tối thiểu. Người da càng sạm và người sống càng xa xích đạo thì cần tiếp xúc ánh mặt trời nhiều hơn.
Kem chống nắng và quần áo đều ngăn chặn khả năng tổng hợp vitamin D và NO của da.
Bởi David Gutierrez, www.naturalnews.com
Lê Anh biên tập
Xem thêm: