Bệnh nhân (38 tuổi, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) có tiền sử viêm loét dạ dày, thường xuyên mệt mỏi, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị…
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, sau khi nội soi, bác sĩ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã nội soi và gắp con sán lá kích thước 1,5 x1 cm trong dạ dày của nữ bệnh nhân.
Ths.BS. Đỗ Quang Út, Phó Trưởng khoa Nội – Tiêu hóa cho VTC biết, sán lá gan vào cơ thể người qua thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, ký sinh chủ yếu ở gan và đường mật. Một số trường hợp sán di chuyển xuống ruột có thể quan sát thấy khi nội soi đường tiêu hóa.
Người bị nhiễm sán lá gan thường không có triệu chứng gì trong thời gian dài, tiếp tục thải trứng qua phân ra môi trường. Trứng sán ký sinh, phát triển ở một số loài hải sản và thực vật nước ngọt, rồi tái nhiễm vào cơ thể người nếu ăn phải các thực phẩm này khi chưa được nấu chín.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sán lá gan có thể gây nhiều tổn thương ở gan và đường mật, thậm chí gây viêm, xơ hóa, áp xe gan đường mật, tắc mật, ung thư.
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt nên tránh ăn sống các loại rau sinh trưởng dưới nước hoặc các món ăn từ tôm, cua, ốc, cá nước ngọt… chưa nấu chín.
Nếu có biểu hiện sốt, đau vùng gan, vàng da… bạn nên đến ngay bệnh viện khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Tổng hợp
(Tổng hợp)