Suy thận mạn là căn bệnh thận mất dần chức năng và suy yếu không thể hồi phục. Một khi bệnh tiến triển nặng, không có sự can thiệp chữa trị kịp thời, thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc chạy thận, thậm chí là phải thay thận hoặc tử vong.

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước tiểu, kiểm soát huyết áp, tham gia điều hòa quá trình tạo hồng cầu, cân bằng toan – kiềm và các khoáng chất, giữ chức năng như một hệ thống lọc máu, đào thải chất cặn bã và để lại các chất cần thiết cho cơ thể.

Suy thận xảy ra khi chức năng thận suy giảm, không đủ khả năng loại bỏ chất độc hại trong máu cũng như cân bằng lượng nước, các khoáng chất trong cơ thể với các triệu chứng như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu… Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc suy thận mạn tính, ở giai đoạn nhẹ bệnh ít có biểu hiện ra bên ngoài, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng các dấu hiệu mới rõ rệt.

Ảnh: bvdkkvcuchi.vn

Những nguyên nhân gây suy thận

Hấp thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài làm gia tăng gánh nặng cho thận. Thậm chí là nguyên nhân khiến cho thận luôn trong tình trạng hoạt động “quá tải” dẫn đến suy giảm chức năng.

Nhịn tiểu thường xuyên: Đây là nguyên nhân làm tăng áp lực bàng quang, dồn ép chức năng tiểu tiện xuống thấp gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản dẫn tới viêm bể thận, bệnh thận suy.

Uống không đủ nước: Điều này khiến cho nồng độ các chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận.

Thói quen ăn quá mặn: Ăn quá mặn được coi là nguyên nhân khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài làm tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến suy giảm chức năng dẫn đến bệnh thận suy.

Lạm dụng thuốc Tây: Việc sử dụng thuốc đều đi qua hệ thống lọc của thận và thải ra ngoài, về lâu ngày sẽ gây tổn thương đến thận, làm giảm chức năng và dẫn đến hiện tượng suy thận.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, chức năng hoạt động của thận càng giảm. Do đó khi có một yếu tố tác động vào cũng dễ xảy ra bệnh suy thận.

Phòng ngừa suy thận mạn

ẢNh: Trithucvn.net

Việc tạo thói quen tốt và điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh sẽ luôn giúp thận được khỏe mạnh. Khi thận suy giảm chức năng ở giai đoạn 1, tình trạng tổn thương thận ở mức nhẹ nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách bồi bổ can thận, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Uống nhiều nước: Nước có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp giảm bớt gánh nặng giải độc của thận. Nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để cơ thể khỏe mạnh và giúp cho sức khỏe thận luôn tốt.

Không nên nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị căng tức, vô tình gây áp lực lên thận. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K, lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi… Người bị bệnh thận không được ăn mặn, hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng và nhiều gia vị.

Không sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng thuốc lá, rượu bia… và các chất kích thích khác là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Một lưu ý là người bệnh cần tránh hút thuốc lá thụ động.

Tập thể thao hợp lý: Tập các bài tập yoga, các động tác kéo duỗi chân có tác dụng hỗ trợ khả năng hoạt động của thận.

Minh Nguyên