Y học cổ truyền dùng vọng – văn – vấn – thiết để chẩn đoán bệnh, trong đó những tinh hoa của vọng chẩn như phép chẩn đoán qua tai, mắt, mũi, mặt… vẫn được kế thừa qua nhiều thế hệ. Bàn tay là điển hình của vọng chẩn, được nhiều người cho là kỳ bí vì không chỉ phát hiện sớm căn bệnh mà độ chính xác đến kinh ngạc, lại dễ quan sát và nắm bắt.
Hoàng Đế Nội Kinh là một cuốn sách y học của Trung Quốc có từ rất sớm, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trong đó có nhiều ghi chép về vọng chẩn. Trong Nội Kinh, Linh khu, Bản tạng biên viết: “Xem cái ứng ở bên ngoài của con người, để biết nội tạng của họ, thì biết được bệnh của họ vậy”. Tức là khi quan sát biểu hiện bên ngoài của con người, có thể phán đoán được người đó bị bệnh gì. Vì khi tạng phủ, khí huyết của con người phát sinh thay đổi, tất nhiên phải phản ảnh ra bên ngoài thân thể.
Trong Nam kinh bộ trước tác kinh điển y học thứ 2 chỉ ra một cách rõ ràng hơn: “Xem xét ngũ sắc của họ thì biết được bệnh của họ”. Điều đó đã chỉ ra nội dung cụ thể của vọng chẩn trong Trung y.
Trong danh tác Đan Khê tâm pháp, Chu Đan Khê, một trong tứ đại y gia đời Kim, Nguyên, đã chỉ ra: “Muốn biết bên trong của con người, thì xem chỗ ứng với nó ở bên ngoài; chẩn đoán ở bên ngoài có thể biết được bên trong, bên trong có cái gì tốt bên ngoài sẽ hiện hình tương ứng”. Cái bên trong ở đây là tình hình các bộ phận bên trong cơ thể; cái bên ngoài là biểu hiện ra bên ngoài của các bộ phận bên trong, có thể thấy bằng mắt thường.
Quan hệ giữa trong và ngoài, khi nội tạng có chuyện, có thay đổi thì tướng (hình) ở bên ngoài, như tướng tay nhất định phải phát sinh những thay đổi tương ứng, căn cứ vào những thay đổi bên ngoài này, có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe bên trong của thân thể.
Phép xem khí sắc hình của bàn tay để chẩn bệnh thuộc phạm vi vọng chẩn của Trung y, đã lấy các lý luận cơ bản của học thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết tạng phủ, biện chứng bát cương… của y học Trung Quốc làm cơ sở.
Trung y cho rằng cơ thể con người lấy ngũ tạng làm trung tâm, thông qua liên hệ kinh lạc làm phát sinh các mối liên hệ giữa các tạng phủ, giữa tạng phủ với các bộ phận bên ngoài thân thể, làm cho bất cứ một bộ phận cục bộ nào của cơ thể như bàn tay, mắt, tay, bàn chân… đều mang tất cả thông tin của toàn thân.
Khi các cơ quan tạng phủ bên trong phát sinh bệnh tật, tất nhiên sẽ biểu hiện ra ngoài cơ thể. Bởi vậy thông qua quan sát những thay đổi của các điểm trên thân thể tương ứng với các cơ quan nội tạng bên trong, ta có thể biết được tình trạng sức khỏe của thân thể.
Bằng cách quan sát các khu vực phản ứng của các cơ quan nội tạng trên lòng bàn tay trong điều kiện ánh sáng tốt, tâm bình khí hòa là có thể thấy ngay vị trí, tính chất, mức độ, diễn biến sau này của bệnh, đoán ra được tình trạng sức khỏe của thân thể. Đây là phương pháp đơn giản, chỉ cần nhớ đúng các điểm phản ứng trên lòng bàn tay ứng với các cơ quan quan trọng của cơ thể là có thể dựa vào sự khác nhau của khí sắc hình mà trực tiếp đưa ra được kết quả chính xác.
Đây là phương pháp có thể bổ trợ cho việc khám trị bệnh bằng Tây y. Vì Tây y chủ yếu căn cứ vào 3 mặt thông tin để phán đoán bệnh tình: Chứng trạng, thể chứng (như sờ thấy gan to, nghe thấy tim loạn nhịp…), kiểm tra bằng máy móc (như X quang, siêu âm, điện tâm đồ, chụp cắt lớp…), nhưng lại có hai điểm khó lớn, tương đối khó xử lý.
Một là nhiều loại bệnh chỉ có chứng trạng, người bệnh nói thân thể có nhiều chỗ khó chịu, nhưng thể chứng và kết quả kiểm tra bằng máy lại vẫn bình thường. Lúc đó tương đối khó chẩn đoán chính xác. Hai là có không ít những thay đổi về khí chất, thậm chí bệnh tật tương đối nghiêm trọng, mà máy móc lại không kiểm tra ra như bệnh động mạch vành tim bị tắc, khi chưa phát tác, kiểm tra điện tâm đồ thường không có gì lạ. Một số bệnh ung thư ác tính, khi kiểm tra thấy không bình thường thì bệnh đã ở giai đoạn giữa và cuối rồi.
Phương pháp xem khí sắc hình của bàn tay để đoán bệnh có thể giúp Trung, Tây y tham khảo hữu ích ở mức độ rất cao. Thường chỉ cần có chứng trạng là trên bàn tay đã có phản ứng. Đặc biệt bệnh ung thư, có biểu hiện trên lòng bàn tay rất rõ ràng, nên phát hiện sớm.
Đây là phương pháp chẩn bệnh được Giáo sư Trung Y Lưu Kiếm Phong (Trung Quốc) kết hợp bởi hình vẽ bàn tay của tiên sinh Bạch Lộ và Trương Liên, kết hợp với thực tiễn lâm sàng, đồng thời đối chiếu với các hình vẽ khác về bàn tay. Vì muốn khôi phục lại những giá trị tinh hoa của văn hóa truyền thống nay chúng tôi chia sẻ cùng độc giả để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho xã hội.
Phần 1: Xem tay chẩn đoán bệnh về mũi
Vị trí chẩn đoán của mũi ở bàn tay (Nam tay trái, nữ tay phải), nằm phía dưới một chút của điểm giữa đường ngấn giữa lòng bàn tay và ngón tay giữa. Bệnh chú yếu của mũi là viêm mũi, u mũi và u xoang mũi.
Viêm mũi cấp tính là chứng viêm cấp tính của niêm mạc khoang mũi, thường gọi là “trúng gió”, “cảm mạo”. Người mắc bệnh này ở vị trí tương ứng với mũi trên bàn tay có điểm vết trắng màu trắng, nổi nông (nổi sát bề mặt da) hoặc điểm, vết trắng đỏ xen kẽ, biến đổi lồi lõm không rõ ràng, đa số những người bệnh này còn có dấu hiệu giống như thế ở vị trí tương ứng với họng, hầu trên bàn tay. Người bị viêm mũi cấp tính chủ yếu có các chứng trạng sốt, đau đầu, ngứa trong khoang mũi, hay hắt hơi và tắc mũi, v.v…
Viêm mũi mạn tính là chứng niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc mũi bị viêm mạn tính. Ở vị trí tương ứng với mũi trên bàn tay có điểm, vết lồi màu vàng tối, màu nâu tối, nếu viêm mũi mạn tính phát tác cấp tính thì ở vị trí tương ứng với mũi trong lòng bàn tay có thể có điểm vết màu trắng hoặc đỏ trắng xen kẽ.
Sự khác nhau với viêm mũi cấp tính là ở dưới điểm vết màu trắng hoặc đỏ trắng xen kẽ có màu vàng sậm hoặc nâu sậm, hình thái là điểm lồi rõ ràng. Người viêm mũi mạn tính chủ yếu có các chứng trạng tắc mũi, khứu giác giảm sút, đau đầu, váng đầu, v.v…
Viêm mũi dị ứng là chứng mũi viêm khi phản ứng với thay đổi bên ngoài. Người bị bệnh do tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng, nhưng có thể hồi phục rất nhanh. Chứng trạng viêm mũi dị ứng điển hình là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong và tắc mũi, chứng trạng rất giống bị trúng gió, cảm mạo.
Viêm mũi dị ứng quanh năm là bốn mùa trong năm đều bị viêm, viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh chỉ phát tác trong mấy tháng nhất định. Dấu hiệu trên bàn tay của bệnh viêm mũi dị ứng là ở vị trí tương ứng với mũi trên bàn tay có điểm, vết màu xanh. Khi bị viêm mũi dị ứng theo mùa thì ở trên nền màu xanh có điểm trắng hoặc hồng. Viêm mũi dị ứng quanh năm thì có màu xanh tối.
Dấu hiệu trên bàn tay khi bị khối u ở mũi và ở khoang quanh xoang mũi
U lành tính ở mũi và ở khoang quanh xoang mũi: Bao gồm u mạch máu, u xương, u dạng núm vú, u xơ, u nang ở mũi và ở khoang quanh xoang mũi. Người bị bệnh này, tại vị trí tương ứng với mũi trên lòng bàn tay có điểm lồi dạng đầu khớp xương, hình oval hoặc hình tròn, màu trắng, trắng vàng xen nhau hoặc màu hồng, có ranh giới rõ rệt.
Khi quan sát phải chú ý chỗ lồi không lồi lên một vùng mà chỉ là một điểm. Còn màu sắc và ranh giới có rõ ràng hay không là mấu chốt của việc phán đoán là u lành hay u ác tính. hay gặp nhất là u mạch máu và u lành tính ở mũi và khoang quanh xoang mũi, người bị bệnh chủ yếu là thanh niên, trung niên, chủ yếu có các chứng trạng chảy máu quanh xoang mũi, ở vị trí chẩn đoán mũi trên bàn tay, phải đi bệnh viện chụp X quang kiểm tra mũi.
U ác tính ở mũi và khoang quanh xoang mũi: Bao gồm u ác tính ở mũi ngoài, u ác tính ở xoang mũi, u ác tính ở khoang quanh xoang mũi. Người bị bệnh này, ở vị trí tương ứng với mũi trên lòng bàn tay có dấu hiệu lồi ranh giới không rõ ràng có màu cà phê, màu xanh sậm hoặc màu tím sậm. U ác tính ở xoang mũi có chứng trạng thời kỳ đầu: Người bệnh bị tắc một bên mũi và chảy nước mũi có máu. Người có dấu hiệu bị u ác tính ở mũi và ở khoang quanh xoang mũi, ở khu vực chẩn đoán mũi phải đi bệnh viện chụp X quang, chụp cắt lớp (CT), v.v… để kiểm tra.
Điểm chú ý: Có khi kết quả chẩn đoán bàn tay cũng không phù hợp với biểu hiện sức khỏe của người được chẩn đoán lúc đó, hoặc không phù hợp với kết quả kiểm tra của Tây y. Điều đó có thể là dấu hiệu trong lòng bàn tay là điểm phản ứng trong thời kỳ đầu của tình trạng sức khỏe không tốt, về sau mới thấy chứng trạng khó chịu liên quan với điểm phản ứng đó.
Minh Hoàng