Môi trường sống tại nhiều thành phố lớn đã trở nên ô nhiễm trầm trọng. Cảnh mờ ảo giống như sương khói bao phủ bầu trời thực ra là do các hạt có kích thước rất mịn tạo nên, từng chút từng chút một, có thể hủy hoại sức khỏe của bạn, dẫn đến bệnh tật, thậm chí là tử vong.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, ô nhiễm không khí ngoài trời gây nên hơn 3 triệu cái chết sớm mỗi năm. Các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi Jos Lelieveld thuộc Viện hóa học Max Planck ở Mainz, Đức, ước tính rằng vào năm 2010, có 3.15 triệu người trên toàn thế giới tử vong do tiếp xúc với các hạt nhỏ trong không khí, cùng với 150,000 người khác tử vong do ô nhiễm tầng ozon.

Thêm vào đó là 3,54 triệu cái chết được ước tính mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu rắn để nấu hoặc làm nóng tại các nước công nghiệp chưa phát triển.

Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài nhà cùng với hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn gây tử vong và tàn tật.

Những thành phố mờ khói sương

Nhiều trong số những gánh nặng này đổ lên châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc được ước tính đóng góp 1,36 triệu cái chết do ô nhiễm không khí ngoài nhà, hay 40% tổng số – một kết quả của việc dân số tập trung dày đặc tại các vùng đô thị.

Ô nhiễm các hạt nhỏ tạo nên bởi các hạt có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet đến từ nhiều nguồn, bao gồm có giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, động cơ chạy bằng diezen dùng để nấu và làm nóng, và các nhiên liệu sinh học tại gia đình như phân động vật, chất thải thức ăn, cũng như các nguồn tự nhiên khác như bão bụi và cháy rừng.

Những nguồn ô nhiễm chiếm ưu thế thay đổi tùy theo các nơi khác nhau trên thế giới. Nhưng nguồn năng lượng sử dụng tại nhà trong nấu nướng và sưởi ấm là nguồn tạo nên các hạt hạt nhỏ chủ yếu tại Trung Quốc và Ấn Độ, còn tại Hoa Kỳ, nguồn lớn nhất đến từ giao thông đường, sản xuất năng lượng và nông nghiệp, và tại châu Âu thì nông nghiệp là nguồn đóng góp lớn nhất.

Nguyên nhân tử vong đứng đầu do tiếp xúc với ô nhiễm với hạt nhỏ là đột quỵ và bệnh tim. Nhưng có cũng có liên quan với những cái chết do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (374,000 ca tử vong trên thế giới, theo nghiên cứu mới), nhiễm trùng đường hô hấp thấp cấp tính ở trẻ (230,000 cái chết) và ung thư phổi (161,000 cái chết).

Chi phí chăm sóc y tế là rất lớn. Năm 2010, chi phí do những tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí tại Trung Quốc là 1.4 ngàn tỷ USD, và của Ấn Độ là khoảng 500 tỉ USD. Nếu không có hành động của các chính phủ trên toàn thế giới để kiềm chế sự ô nhiễm này, các nhà nghiên cứu ước tính tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050.

Khói bụi dày đặc bao phủ bầu trời Bắc Kinh (Ảnh: internet)
Khói bụi dày đặc bao phủ bầu trời Bắc Kinh (Ảnh: internet)
Ô nhiễm do rác thải trên dòng sông Sabarmati ở Ahmedabad, Ấn Độ (Ảnh: internet)
Ô nhiễm do rác thải trên dòng sông Sabarmati ở Ahmedabad, Ấn Độ (Ảnh: internet)

Tác động đối với nước Úc

Mặc dù nghiên cứu mới không cung cấp ước tính tử vong cho riêng nước Úc, nhưng một nghiên cứu về 4 thành phố lớn của Úc ước tính thấy ô nhiễm không khí ở những thành phố này đóng góp vào khoảng 1,600 cái chết mỗi năm.

Nghiên cứu trên tờ Nature phát hiện thấy mặc dù nguồn tự nhiên và cháy rừng cây bụi đã ảnh hưởng đến những khu vực rộng lớn của Úc vào năm 2010, nhưng tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở những khu vực thành thị lớn như Sydney và Melbourne. Nguồn ô nhiễm hạt nhỏ tại các thành phố của chúng ta bao gồm có đốt củi vào mùa đông, giao thông, sản xuất năng lượng và công nghiệp.

Dĩ nhiên, các thành phố của Úc có mức độ ô nhiễm không khí tương đối thấp so với nhiều thành phố lớn trên thế giới. Chất lượng không khí tại Úc đã được cải thiện trong vài thập kỷ qua và hiếm khi vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia. Nhưng không nên dừng lại thỏa mãn ở đây, vì không có ngưỡng an toàn được chấp nhận mà dưới đó các hạt nhỏ không gây các vấn đề sức khỏe. Cải thiện chất lượng không khí hơn nữa, thậm chí trong phạm vi tiêu chuẩn quốc gia, sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho mọi người.

Kiểm soát ô nhiễm

OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) đã đưa ra một loạt các chính sách kinh tế và quy định có thể được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Những quy định có thể bao gồm thiết lập hay thu hẹp tiêu chuẩn chất lượng không khí, khí thải từ xe cộ, chất lượng nhiên liệu, và ô nhiễm công nghiệp. Trong khi ấy, các chính sách kinh tế có thể bao gồm đánh thuế nhiên liệu, thu phí ùn tắc, đánh thuế khí thải, và có sự khuyến khích về tài chính để phát triển các nhiên liệu thay thế và nguồn năng lượng có thể tái tạo.

Rõ ràng, cần các phương pháp khác nhau để xử trí các nguồn phát ra hạt nhỏ khác nhau tại các vùng miền khác nhau trên toàn thế giới. Lấy ví dụ, tại châu Á, và các vùng khác nơi chủ yếu dựa vào nhiên liệu sinh học để nấu và làm nóng, các nhiên liệu sạch và rẻ là cần thiết. Những chương trình như thế đã lan ra nhiều đất nước khác nhau nhưng chúng đòi hỏi những nỗ lực phối hợp, sự chấp thuận về văn hóa, và được duy trì.

Tại những vùng nơi nông nghiệp là nguồn đóng góp lớn nhất đối với ô nhiễm hạt nhỏ, các chính sách sẽ là cần thiết để giảm lượng bụi do các hạt này tạo nên. Và đối với các quốc gia giàu như Úc, các chính sách nên được điều chỉnh theo hướng liên tục giảm khí thải từ giao thông và sản xuất năng lượng sạch hơn.

Tác giả: Christine Cowie và Bin Jalaludin 

Christine Cowie là thành viên nghiên cứu cao cấp tại Trường Lâm sàng Tây Nam Sydney, Đại học New South Wales, Úc. Bin Jalaludin  là giám đốc Trung tâm nghiên cứu, quản lý chứng chỉ và giám sát; đồng thời là giáo sư tại Trường y tế công cộng và sức khỏe cộng đồng, Đại Học New South Wales, Úc. Bài báo này được đăng trước đó trên TheConversation.com.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đại Hải biên dịch

Xem thêm: