Dưỡng sinh không hẳn là ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, mà căn bản phải hiểu đạo lý và thuận theo mùa, tùy kỳ tự nhiên mới có thể dưỡng thân thể một cách tốt nhất. Mùa hạ khí trời nóng bức, cơ thể tiêu hao năng lượng quá độ, cho dù không mắc bệnh tật thì sức khỏe cũng sa sút.

Thời tiết nóng nực của những ngày hè khiến cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi, dễ hao khí, tổn thương âm (Ảnh: misucell.com)

Theo Hoàng đế nội kinh: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Theo tuần hoàn bốn mùa trong năm, các mùa khác nhau thì cần ưu tiên về dưỡng sinh khác nhau. Đây là bốn điều cơ thể sợ nhất vào mùa hè, nên chú ý phòng tránh để đảm bảo sức khỏe trong những ngày hè oi bức.

1. Xương cổ sợ nhất gió

Gió từ máy điều hòa thổi vào cổ khiến mô mềm xung quanh vùng cổ tổn thương dẫn đến cổ hay bị co thắt, đau mỏi lưng. Vì thế khuyến cáo nhiệt độ của máy điều hòa không khí trong nhà không thấp hơn 26°C, không cho điều hòa không khí thổi vào sau người. Trường hợp không tự điều chỉnh được nhiệt độ, có thể choàng khăn trên vai, hãy tắm nước ấm vào buổi tối trước khi ngủ.

2. Uống nước quá nhanh

Uống nước nhanh tăng gánh nặng cho tim (Ảnh: KobietaMag.pl)

Do nhiệt độ mùa hè thường khá cao cơ thể dễ mất và thiếu nước nhất là khi lao động ngoài trời hoặc làm việc nặng. Có nhiều người bởi quá khát nên có thói quen uống nước thật nhanh. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Nếu uống quá nhanh, lượng nước sẽ vào máu một cách nhanh chóng làm cho máu bị loãng, khi đó khối lượng máu tăng lên, không tốt cho tim; đặc biệt là ở những người bị bệnh tim mạch vành sẽ bị các triệu chứng như tức ngực, khó thở, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhồi máu cơ tim. Do đó, uống nước trong mùa hè không nên uống quá nhanh.

3. Mắt sợ nhất ánh nắng mặt trời

Mắt ưa mát mẻ và kỵ nhiệt nóng. Nếu không chú ý đến việc bảo vệ mắt bằng việc phòng tránh ánh nắng, mắt sẽ bị lão hóa sớm hơn và sinh ra các loại bệnh về mắt. Nếu phải đi ra ngoài từ 10:00 sáng đến 4:00 chiều, tốt nhất là nên đeo kính râm, mang mũ hoặc che ô, màu nâu hoặc xanh nhạt của kính râm sẽ giúp hạn chế tia cực tím.

Khoa học cũng chứng minh rằng, phơi nhiễm thái quá với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển đục thể thủy tinh, một số loại ung thư của mắt. Việc phát xạ tia UV có thể hình thành từ ánh sáng mặt trời trong tự nhiên hoặc các nguồn phát nhân tạo từ máy móc đều có thể gây ra một số bệnh lý tại mắt, trên phần bề mặt nhãn cầu như giác mạc, thể thủy tinh…Vì vậy, bạn nên đeo kính ngăn tia UV khi đi lại và làm việc ngoài trời.

Đeo kính để ngăn tia UV khi đi lại và làm việc ngoài trời. (Ảnh: mấtnghocduong.com)

4. Dạ dày sợ nhất lạnh

Trường kỳ ăn uống đồ lạnh, hoặc để lạnh vùng thượng vị đều ảnh hưởng đến dạ dày. Dạ dày khi gặp lạnh sẽ khiến mạch máu trong dạ dày co lại dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là người đã bị đau dạ dày từ trước, ăn đồ nguội lạnh có thể dẫn tới đau hoặc làm cơn đau càng thêm trầm trọng. Mùa hè là thời kỳ có tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột cao, các chuyên gia cho rằng mùa này nên hạn chế ăn những thứ quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng mới thức dậy và ban đêm trước khi đi ngủ.

Nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa hè

1. Thanh hỏa dưỡng tâm

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có một mùa hè khỏe mạnh (Ảnh: newbranch.info)

Trung y cho rằng mùa hè thuộc hỏa, khiến cơ thể dễ bực dọc, cáu kỉnh, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và gây những tác hại gián tiếp với sức khỏe. Bởi vậy, việc dưỡng tâm vào mùa này đặc biệt quan trọng. Trong những yếu tố cần cho dưỡng tâm, giấc ngủ chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đảm bảo ngủ trước 11h đêm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp bạn trải qua mùa hè một cách khỏe mạnh.

Nam giới uống nhiều bia rượu nên chú ý trừ phế hỏa, vị hỏa: Phế hỏa dễ dẫn đến ho khan, có đờm, đau họng. Để thanh nhuận, tiêu đàm cần ăn nhiều củ cải trắng, lê, ngó sen, hoa bách hợp, sơn trà và massage hai huyệt Ngư Tế, Thiếu Thương hàng ngày.

Người già chức năng cơ quan nội tạng suy giảm, dễ bị thận hỏa và phế hỏa: Thận hỏa dễ dẫn đến những triệu chứng như tâm phiền, choáng đầu, ù tai. Để trị thận hỏa, bạn nên tăng cường ăn một số thực phẩm tư âm như mộc nhĩ đen, câu kỷ tử, dâu và massage huyệt Thái Khê và huyệt Dũng Tuyền.

2. Khư ẩm

Mùa hè nên bổ sung gừng khi chế biến thức ăn (Ảnh: bachhoaxanh.com)

Thời tiết nóng nực của những ngày hè khiến cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi, dễ hao khí, tổn thương âm. Ngoại trừ việc bổ sung nước thường xuyên, bạn còn cần ăn nhiều các loại thực phẩm tăng cường thể chất như trứng gà, sữa tươi, mật ong, ngó sen, mộc nhĩ, sữa đậu nành, cháo hoa cúc…Chế độ ẩm thực vào mùa này nên bớt mặn, bớt ngọt. Khi chế biến thức ăn có thể cho thêm chút hành, gừng, tỏi hoặc giấm, đồng thời tăng cường ăn các thực phẩm mềm, ấm.

3. Bồi bổ phổi và thận

Dâu tằm giúp thông khí huyết (Ảnh: Tinyduoc.asia)

Theo Đông y, vào mùa hè thì tim hỏa vượng còn phổi kim và thận thủy thì suy, nên chú ý đến bổ dưỡng phổi và thận. Có thể chọn dùng câu kỷ tử, sinh địa, bách hợp, dâu tằm, và thuốc tác động phổi khí, chẳng hạn như ngũ vị tử có thể ngăn mồ hôi ra quá nhiều, gây hao tổn khí và nước bọt.

Theo Secretchina
Kiên Định