Để giảm cân, điều quan trọng nhất là tăng cường lực đại tạ. Lực đại tạ kém khiến bạn không chỉ dễ bị béo phì mà còn mệt mỏi, thể lực và khả năng miễn dịch kém, thậm chí da khô và móng tay móng chân giòn dễ gãy. Các bác sĩ Trung y khuyên dùng 5 nguyên liệu phổ biến có thể nâng cao lực đại tạ, cũng như uống trà và xoa bóp huyệt đạo có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, nếu kiên trì lâu dài 3 mẹo này có thể giúp bạn thon gọn hơn.

Lực đại tạ là gì?

“Lực đại tạ”, cũng chính là “sự tân trần đại tạ của thân thể đốt cháy bao nhiêu năng lượng”, cũng có thể hiểu nôm na là năng lực đốt mỡ của cơ thể, có thể được chia đại khái thành ba phần:

  • Phần thứ nhất: Tỷ lệ đại tạ cơ bản, đề cập đến năng lượng mà một người cần tiêu hao để duy trì các chức năng sống cơ bản trong trạng thái nghỉ ngơi hàng ngày. Những người ở các độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng khác nhau sẽ có tỷ lệ đại tạ cơ bản khác nhau.
  • Phần thứ hai: Năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất. Năng lực đại tạ của cơ thể có thể được cải thiện thông qua các bài tập thể dục nhịp điệu hoặc tập luyện kỵ khí nặng, các hoạt động thông thường hàng ngày như đi bộ, làm việc nhà và di chuyển đồ vật đều tiêu tốn năng lượng.
  • Phần thứ ba: Hiệu ứng nhiệt của thức ăn là lượng nhiệt mà cơ thể con người tiêu thụ trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và tổng hợp thành thành phần cơ thể sau khi ăn. Nói chung, protein có tác dụng sinh nhiệt cao nhất khi ăn, chiếm khoảng 25 đến 30% lượng calo tiêu thụ. Nói cách khác, khi ăn 100 kcal thực phẩm protein, cơ thể chỉ còn lại 70 – 75 kcal có thể sử dụng làm nguồn năng lượng; theo sau là carbohydrate, chiếm khoảng 6 – 8%; chất béo là ít nhất, chiếm khoảng 4%. Như bạn có thể thấy, tiêu hóa protein cần nhiều năng lượng hơn tiêu hóa chất béo hoặc tinh bột.
Cơ thể cần nhiều năng lượng để tiêu hóa protein hơn chất béo hoặc tinh bột. (Shutterstock)

Phương pháp I cải thiện lực đại tạ: 5 loại thực phẩm cải thiện đàm thấp

Bác sĩ Chu Ích Trí từ Phòng khám Trung y Minh Duyệt ở Đài Loan cho biết, Trung y cho rằng béo phì phần lớn là do đàm thấp, đàm thấp là sự tích tụ nước trong cơ thể, nước này không được sử dụng hoặc chuyển hóa trong trao đổi chất, phần nước này còn được gọi là thấp khí (濕氣). Khi thấp khí quá nhiều sẽ làm gia tăng phát viêm mãn tính trong cơ thể. Thấp khí chủ yếu tập trung tại tỳ vị (lá lách và dạ dày), thức ăn mà người ta ăn vào cũng được tập trung tại tỳ vị để tiêu hóa, lượng đàm thấp sản sinh trong quá trình tiêu hóa quá nhiều sẽ dần dần tích tụ, làm thân thể bị khô, biến thành đàm thấp đặc.

Đàm thấp không chỉ lưu tồn tại tỳ vị, mà nó sẽ theo sự vận tác của cơ thể mà di chuyển đến các bộ phận khác nhau, biến thành mỡ dưới da và mỡ nội tạng, theo đường kinh mạch của cơ thể đi vào các khớp, biến thành viêm khớp hoặc đông cứng khớp vai, thậm chí sẽ đi vào trong máu, biến thành mỡ máu như cholesterol hoặc chất béo trung tính (Triglyceride).

Trung y cho rằng cải thiện lực đại tạ là chọn những thực phẩm không có khả năng tạo ra đàm thấp ở tỳ vị, hoặc bắt đầu bằng những thực phẩm giúp gia tốc quá trình đại tạ của đàm thấp, bác sĩ Chu Ích Trí giới thiệu 5 loại thức ăn thường thấy có thể giúp tăng cường lực đại tạ.

5 loại thức ăn thường thấy giúp cải thiện lực đại tạ gồm:

1. Đậu nành

Trung y có câu “Dĩ hình bổ hình”, hình dáng của đậu nành giống như quả thận nên đậu nành còn được gọi là “quả của thận”, có công hiệu bổ thận rất tốt, mà thận lại quản lý sinh trưởng, phát dục, sinh sản, là nguồn bài tiết nước chính v.v. Công dụng chính của đậu nành là kích hoạt công năng thận dương, thận dương là thủy khí trong thận, cũng chính là thận thủy được chiết xuất đưa đến các bộ phận trong cơ thể để sử dụng. Thận thủy đại biểu cho sinh lực, nên nguồn thận thủy càng dồi dào năng lượng, có thể khiến các bộ máy của cơ thể vận tác càng tốt.

Ngoài tác dụng vào thận, đậu nành có thể làm gia tăng vận tác năng lượng của cơ thể, cải thiện đại tạ và tăng cường năng lực sửa chữa hồi phục của cơ thể, đồng thời, đậu nành còn có thể gia tăng hoạt động trơn tru của tỳ vị, có thể làm tăng tốc độ đại tạ  của đàm thấp. Từ góc độ dinh dưỡng, hàm lượng protein thực vật cao trong đậu nành cũng ứng với khái niệm của y học hiện đại nói về hiệu ứng sinh nhiệt cao của protein.

Đậu nành có tác dụng bổ thận tốt và chứa nhiều protein thực vật, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. (The Epoch Times)

2. Cá biển sâu

Các loại cá biển sâu, đặc biệt là cá hồi hoặc cá hố rất giàu Omega 3, giúp chống viêm, có thể nói nó là cá dọn bể của mạch máu. Ngoài ra, y học Trung Quốc cho rằng các loại thực phẩm khác nhau có đặc tính khác nhau, đối với cơ thể sẽ mang đến ảnh hưởng và công hiệu khác nhau, thức ăn cá thuộc hỏa, có thể gia tăng chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy tuần hoàn.

Cá hố (Ảnh: Internet)

3. Cà phê

Hiện nay y học dinh dưỡng đã xác nhận, cà phê có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và phân hủy chất béo trung tính.

Nhưng mọi việc đều có hai mặt của nó. Y học cổ truyền Trung Quốc coi cà phê là thực phẩm có tính hỏa, có thể khiến hỏa thận của thận xuất ra để sử dụng, vì vậy người uống cà phê sẽ cảm thấy tinh thần tỉnh táo, tuy nhiên, dựa vào cà phê lâu dài để tăng cường tinh thần và giảm mỡ thì nhất định sẽ gây loãng xương. Ngoài ra, hỏa tính của cà phê sẽ khiến người uống bị khô miệng khô lưỡi, nên không thích hợp với người bị cảm nóng, khô họng, viêm họng, ho khan.

4. Ớt

Ớt là loại thực phẩm có vị cay, tính ấm, vị cay sẽ lắng đọng ở ruột già và hậu môn, do đó nhiều người sau khi ăn ớt sẽ chạy vào nhà vệ sinh, là vì trong ớt có chứa chất capsaicin, chất cay này sẽ kích thích trao đổi chất của thân thể, nhưng capsaicin quá nhiều sẽ khiến thân thể phát viêm, đồng thời capsaicin có đặc tính hao khí phá khí, khí không đủ sẽ dẫn đến tinh thần mệt mỏi, thiếu tinh lực. Vì vậy, những người thể chất yếu, chức năng tỳ vị không tốt, người bị loét dạ dày không thích hợp ăn nhiều ớt.

5. Nấm 

Nghiên cứu y học hiện đại phát hiện, Polysaccharide trong nấm cực kỳ hữu ích trong việc chống lại các khối u. Trong Trung y, khối u được gọi là tích tụ chứng hà (chỉ sự tích tụ cục u trong bụng, sưng hoặc đau), mà đàm thấp ngoan cố cũng tương tự như tích tụ chứng hà, do đó, sử dụng nấm hương có thể phân hủy chất béo khó phân hủy, ngoài ra còn giúp tăng cường lực đại tạ của cơ thể.

Phương pháp 2 để cải thiện lực đại tạ: 1 tách trà

Ngoài năm loại thực phẩm trên, Chu Ích Trí còn khuyên dùng một loại trà Trung y để tăng cường trao đổi chất, phương pháp pha chế rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một số dược liệu thông thường.

Công thức:
Hoàng kỳ 0.15 đến 0.2 lạng, đảng sâm 0.1 lạng, câu kỷ tử 0.15 lạng, trạch tả 0.1 lạng, hà diệp 0.2 lạng.

Cách làm:
Pha với 600ml nước, đun nhỏ lửa trong 5 đến 10 phút, dùng làm nước uống trong ngày.

Một loại trà Trung y giúp cải thiện quá trình trao đổi chất. (The Epoch Times)

Phương pháp thứ ba để cải thiện lực đại tạ: Bấm thường xuyên vào 3 huyệt vị 

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng việc xoa bóp thường xuyên ba huyệt này có thể giúp cải thiện lực bài tiết:

1. Huyệt Lao Cung (勞宮穴): Vị trí mà ngón giữa ấn vào khi nắm tay là huyệt Lao Cung. Huyệt Lao Cung thuộc huyệt vị tâm bao kinh. Tâm bao kinh là chỉ thành trong của huyết quản. Để thành trong của huyết quản khỏe mạnh và thúc đẩy bài tiết chất thải trong mạch máu, bạn có thể ấn vào huyệt Lao Cung, hoặc nếu trong học tập công tác cảm thấy mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, hỏa khí quá mạnh, ấn vào huyệt Lao Cung cũng có thể giúp nâng cao tinh thần, xoa dịu tâm trạng.

2. Huyệt Phong Long (豐隆穴): Nằm ở giữa đường nối mắt cá ngoài và mắt ngoài đầu gối, cách hai ngón tay tính từ phía xương chày. Ấn huyệt Phong Long có tác dụng bài tiết đàm thấp trong cơ thể, nên thường được dùng để giảm phù nề ở bắp chân, mỡ máu trong mạch máu cũng tương tự như khái niệm đàm thấp, nên giúp bài tiết chất thải trong mạch máu.

3. Huyệt Âm Lăng Tuyền ( 陰陵泉穴): Nằm ở chỗ trũng nơi đầu gối bên trong trượt xuống xương. Nhấn vào huyệt Âm Lăng Tuyền có thể tiêu đàm thấp, giúp kích hoạt năng lượng cơ thể.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng việc xoa bóp thường xuyên ba huyệt này có thể cải thiện lực đại tạ. (Tổng hợp bởi Epoch Times)

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: