Tóc trên đầu có tác dụng ngăn tia cực tím, điều hòa nhiệt độ cơ thể, công dụng của tóc đã được y học kiểm chứng. Từ góc nhìn y học, có một mái tóc tốt cũng là một phần của sức khỏe cơ thể.

Chiều xuống tóc rụng khác thường

Rụng tóc là quá trình tóc mới thay thế tóc già. Những sợi tóc sau khi kết thúc chu kỳ sinh trưởng sẽ tự rụng. Nếu một người rụng mỗi ngày 50 ~ 80 sợi và thời điểm rụng đa số là khi chải đầu hoặc gội đầu, đặc biệt là khi thấy tóc rụng có ngọn tóc và gốc tóc độ lớn như nhau là khi rụng tóc còn khỏe mạnh, đây là bình thường. Nếu mỗi ngày rụng hơn trăm sợi và xảy ra thường xuyên, nghĩa là bị bệnh rụng tóc.

Trung y dưỡng tóc từ can, tỳ, thận

Trung y cho rằng, “Thận là gốc”, “thận tốt thể hiện ở tóc”. Nghĩa là khi thận khí dồi dào tóc sẽ đen nhánh, rậm rạp, sáng bóng; thận khí không đủ tóc sẽ dễ bị rụng, khô, đổi màu trắng. “Tóc là phần dư của huyết”, tóc mọc và rụng có liên hệ mật thiết với sự thịnh suy của khí huyết.

“Với nữ giới thì can là tiên thiên”, can huyết hư tổn thì tóc mất gốc nuôi dưỡng, hoặc khi can khí ứ đọng không thông suốt, can huyết vận hành không tốt, ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết của 12 kinh, khí huyết ứ đọng nên khó lên đỉnh đầu dưỡng tóc, tóc thiếu nguồn dưỡng đương nhiên sẽ suy giảm tính đàn hồi dẫn đến dễ bị phân nhánh, rối và rụng tóc.

nguyen-nhan-gay-rung-toc

Tỳ vị là gốc hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết. Tỳ vận hành không tốt dẫn đến huyết thiếu khí hư, khó lên đầu, tóc sẽ khô và dễ gẫy, thậm chí bị rụng. Khi tinh thần thương tổn thì khí huyết cũng dễ ứ đọng, khó lên đầu dưỡng tóc, tóc mất nguồn dưỡng nên bị rụng.

Vì thế, theo góc độ Trung y, việc dưỡng tóc không tách rời dưỡng tam tạng là can, tỳ, thận. Khoa học về dưỡng tóc nên bắt đầu từ bổ thận, kiện tì sinh huyết, thông can, điều dưỡng khí huyết, điều dưỡng tinh thần…

Người can, thận âm hư: tóc rụng nhiều, chất tóc khô, thường bị chóng mặt, mất ngủ, khi ngủ hay ra mồ hôi, mỏi lưng và gối. Về ăn uống nên bổ dưỡng can, thận, sinh huyết. Thực phẩm cần dùng là mè đen, đậu đen, quả óc chó, long nhãn, hạt dẻ, táo đen, câu kỷ tử, dâu…

Khí huyết đều hư: tóc thưa, sắc mặt vàng, tinh thần mỏi mệt, hoa mắt chóng mặt, tinh loạn nhịp, mất ngủ, bựa lưỡi trắng bạch, mạch yếu. Nguyên tắc ăn là ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm. Thực phẩm cần dùng là mật ong, táo tàu, củ từ, đường đỏ, thịt gà, huyết heo, trứng gà, sữa, khoai tây, nho, cà rốt…

Kiến nghị chế biến: Hà thủ ô nấu với trứng gà. Dùng 100 gam hà thủ ô rửa sạch cắt nhỏ, ngâm nước 15 phút, cho vào 2 trứng gà, thêm gia vị hành, gừng, muối… ; nấu lửa to đến khi sôi thì cho lửa liu riu đến khi trứng chín lấy ra cho vào nước lạnh một lúc, bóc vỏ rồi cho vào nồi luộc thêm 2 ~ 3 phút là được, ăn trứng và uống nước canh mỗi ngày một lần.

Với người tỳ hư thấp có triệu chứng tóc bết dầu, lông tóc bóng sáng, ngứa da đầu, chất lưỡi đỏ, bựa dầy và nhầy; nên ăn kiện tỳ trừ thấp; dùng đỗ xanh, đậu cô-ve, mướp, bo bo, bí đao. Chọn dầu gội đầu phù hợp với thể chất.

“Bổ thần” hơn “bổ thực”

Trung y cho rằng, các loại tâm trạng tinh thần không tốt cũng ảnh hưởng đến các tạng phủ tương ứng, ví như phẫn nộ gây tổn thương can, can tàng huyết; lo lắng tổn thương tỳ, tỳ chủ thống nhiếp huyết. Còn tóc là phần dư của huyết, vì thế nếu thường xuyên nóng giận sẽ ảnh hưởng đến năng lực tàng huyết của can, suy nghĩ quá độ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thống nhiếp huyết của tỳ, đều bất lợi với bảo dưỡng tóc. Giữ tâm thái tích cực, tránh những cảm xúc quá độ là vô cùng cần thiết cho dưỡng tóc.

Giấc ngủ cũng quan trọng với tóc. Thông thường từ 11 giờ tối hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau là thời gian vàng cho da và tóc, ngủ đủ giấc cũng là một cách dưỡng tóc.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: