Nói tới dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, nên lấy đó làm một hệ thống bao hàm các loại phương diện, không nên nhìn nhận đối đãi một cách cô lập hoặc phiến diện, cường điệu nhấn mạnh một phương diện nào đó.

Y học cổ truyền từ Hoàng đế nội kinh đã sáng lập ra rất nhiều các phương pháp dưỡng sinh phong phú đặc sắc, nội dung có thể nói là thiên biến vạn hóa, muôn hình vạn trạng. Người bình thường mà nói, là rất khó lý giải hết nội dung cụ thể phức tạp trong đó, nhưng nếu có thể nắm được phép tắc cơ bản của dưỡng sinh, thì có khả năng nắm được chìa khóa sức khỏe.

Phép tắc cơ bản của dưỡng sinh chủ yếu bao gồm 8 phương diện: Thuận ứng thiên địa, tĩnh để dưỡng thần, động để cường thân, ẩm thực hữu tiết (ăn uống tiết chế), ngủ nghỉ hữu thường, lao động vừa phải, phòng the điều độ, chưa bệnh phòng trước. Tám điều này không phải là độc lập, mà là quan hệ tương hỗ mật thiết, tương hỗ phối hợp, tương hỗ sử dụng. Từ đó, chúng ta nên tiến hành lý giải và nắm bắt toàn diện.

Dưới đây sẽ nói vấn đề dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe nhất định cần thuận ứng tự nhiên trời đất.

Thuận ứng tự nhiên là hợp với Đạo

Con người sinh sống trong thiên nhiên trời đất, là một phần tử của giới tự nhiên, tất cả hoạt động sự sống của nhân thể không có cái nào là không tương quan với tự nhiên. Chính như Thiên Bảo mệnh toàn hình luận, sách Tố Vấn vốn nói: “Con người sinh ra bởi khí của Trời Đất, trưởng thành bởi theo phép tắc của tứ thời (4 mùa). Trời đất hợp khí tạo ra sinh mệnh, gọi là Con Người”. Sinh mệnh sự sống của nhân thể là sản phẩm tương cảm ứng của khí thiên địa âm dương, là kết quả của biến hóa có quy luật của vật chất giới tự nhiên. Do đó, nhân loại dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe nhất định cần thuận ứng âm dương thiên địa, ‘thuận tòng tắc hưng, nghịch ngược tắc vong’ (thuận thì sẽ tốt đẹp, nghịch thì sẽ suy bại).

“Con người sinh ra bởi khí của Trời Đất, trưởng thành bởi theo phép tắc của tứ thời”.  (Ảnh: youtube.com)

Đấu chọi với giới tự nhiên sẽ ra sao? Cái gọi là ‘chiến thiên đấu địa’, hành vi phá hoại tự nhiên, đều có thể chịu báo thù và trừng phạt tàn khốc từ giới tự nhiên. Con người thông qua bài học giáo huấn của mấy chục năm nay cuối cùng cũng đã minh bạch. Lý luận “Thiên nhân tương ứng”, “Thiên nhân hợp nhất” trong Nội kinh không những không phải tàn dư phong kiến, mà là chân lý bất bại. Do đó, loài người cần yêu mến gìn giữ và bảo vệ tự nhiên, trân quý, bảo hộ tự nhiên như bảo vệ con mắt của mình vậy.

Dưỡng sinh theo tứ thời

Ngoài ra, trong dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, trị bệnh có ý thức đi thuận ứng tiêu trưởng biến hóa của thiên địa âm dương. Thuận ứng quy luật ‘sinh trưởng thu tàng’ của tứ thời và biến hóa của hoàn cảnh địa lí, thì có thể thu được hiệu quả “sự bán công bội” (làm ít hưởng nhiều) rất tốt. Ngược lại, nghịch thiên mà hành, hành vi liều lĩnh, thì sẽ bị tự nhiên trời đất đào thải.

Thiên Tứ thời điều thần đại luận, sách Tố Vấn đã thảo luận cụ thể, căn cứ biến hóa tứ thời để điều chỉnh sinh hoạt nghỉ ngơi, triển khai luyện tập thể dục, điều dưỡng tinh thần tình chí… các loại phép tắc, ý chủ yếu chính là thuận ứng biến hóa của thiên địa tứ thời mà tiến hành dưỡng sinh, để tăng cường khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài của nhân thể, giảm thiểu bệnh tật phát sinh, thúc đẩy cơ thể mạnh khỏe trường thọ. Đồng thời, Nội kinh cũng yêu cầu trong mỗi ngày chú ý căn cứ biến hóa của sáng tối âm dương tiến hành dưỡng sinh, chú ý chọn lựa hoàn cảnh địa lý tốt, có nước và không khí bình hoà thích hợp con người sinh sống và dưỡng sinh. Những điều này đều là nội dung trọng yếu của Đông y dưỡng sinh học.

Thuận ứng biến hóa của thiên địa tứ thời mà tiến hành dưỡng sinh.  (Ảnh: youtube.com)

Biến hoá của vạn vật theo tứ thời, con người dưỡng sinh chớ làm nghịch

Trong một năm, khí hậu biến hóa có tính quy luật Xuân ôn, Hạ nhiệt, Thu mát, Đông hàn, dưới ảnh hưởng của biến hóa khí hậu này, giới tự nhiên vạn vật cũng biểu hiện biến hóa có quy luật là Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng. Do đó, nhân loại cần phải thuận ứng quy luật biến hóa của tứ thời mới có thể đạt được mục đích dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ. Do đó, Thiên Tứ khí điều thần đại luận, sách Tố Vấn chỉ ra: “Cho nên âm dương tứ thời là toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc của vạn vật, là cái gốc của sự sống và cái chết. Trái ngược với nó thì hại cho sự sống, thuận theo nó thì bệnh tật chẳng nảy sinh, gọi là đắc đạo”.

Tứ thời dưỡng sinh nguyên tắc căn bản nhất là “Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm”. Nguyên tắc này là trong Thiên Tứ thời điều thần đại luận, sách Tố Vấn đề xuất ra: “Tứ thời âm dương, căn bản của vạn vật, do đó Thánh nhân, Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm, theo căn bản đó, cùng vạn vật nổi chìm trong cửa sinh trưởng. Đi ngược cái gốc đó, ắt đốn phạt đi cái gốc, hỏng cái căn bản rồi. Tòng âm dương ắt sinh, nghịch ắt tử; tòng ắt trị, nghịch ắt loạn”.

Mùa xuân, hạ thuộc dương; vạn vật giới tự nhiên đang trong giai đoạn sinh, trưởng. Vì vậy, con người cũng nhất định cần điều dưỡng phần dương của nhân thể, để thuận ứng xu thế sinh trưởng của giới tự nhiên, nếu nghịch ngược lại phép tắc đó thì sẽ làm chướng ngại cho Thiếu dương (Xuân) sinh, Thái dương (Hạ) trưởng. Mùa thu, đông thuộc âm, vạn vật giới tự nhiên trong giai đoạn thu, tàng. Vì vậy, cũng nhất định cần điều dưỡng phần âm của nhân thể, để thuận ứng xu thế thu tàng của giới tự nhiên vạn vật, nếu mà đi ngược với phép tắc này thì làm trở ngại Thiếu dương (Thu) thu, Thái âm (Đông) tàng.

Ảnh: istockphoto.com

Từ quy luật biến hóa âm dương tự thân của nhân thể mà nhìn. Thời điểm mùa Xuân dương khí thăng phát, dương khí của nhân thể cũng theo đó thịnh tại biểu (bên ngoài), mà hư tại lý (bên trong). Do đó, biết dưỡng sinh nên thuận ứng đương thời mà sung dưỡng dương khí bên trong cơ thể, bồi phù căn bản, làm cho nó sung mãn mà có lực phòng vệ tại ngoại. Thời gian Thu Đông vạn vật liễm tàng, âm khí nhân thể cũng theo đó thịnh tại ngoại mà hư tại nội, vì vậy người biết cách dưỡng sinh cần ứng thì thời mà điều dưỡng âm tinh, làm âm tinh sung thịnh mà nhu dưỡng ngũ tạng bên trong. Do đó, mùa Hạ dưỡng dương, có thể phòng ngừa hàn bệnh trong mùa Thu Đông; Thu Đông dưỡng âm, có thể phòng ngừa hỏa nhiệt chứng khi vào Xuân Hạ.

Trương Giới Tân trong Loại kinh chỉ ra: “Người ngày nay Xuân Hạ không thể dưỡng dương, mỗi khi phong lướng (gió mát) sinh lạnh, thương dương khí, dẫn tới Thu Đông hay mắc sốt rét, tiết tả, đó là bệnh do âm thoát; có người Thu Đông không thể dưỡng âm, mỗi khi tòng dục quá độ, tổn thương âm khí, dẫn tới mùa Hạ nhiều chứng hỏa cấp, là bệnh do dương thịnh”. Do đó, “mùa Xuân dưỡng dương, mùa Thu dưỡng âm” là nguyên tắc dưỡng sinh tứ thời căn bản nhất.

Ngoài ra, còn cần tuân theo nguyên tắc “Xuân ô Thu đống”. Tức khi mùa xuân sắp đến, đầu xuân âm hàn chưa hết sạch, không nên giảm y phục đột ngột, để phòng cảm thụ khí phong hàn làm tổn thương dương của nhân thể, gọi là “Xuân ô (ủ)”; khi mùa Thu sắp tới, tối mùa Thu khí hậu tuy mát mà chưa lạnh, không thích hợp mặc thêm quá nhiều y phục, để cơ thể dần dần thích ứng khí hậu hàn lạnh, tăng cường khả năng kháng hàn, gọi là “Thu đống”. Dưới chỉ đạo của những nguyên tắc này, mỗi mùa đều có phương pháp dưỡng sinh khác nhau. Người đọc có thể suy ngẫm về vấn đề sống thuận với tự nhiên từ đời xưa để thấy được rằng cha ông ta đã trải qua cùng với Trời Đất như thế nào.

Theo wenku.baidu.com
Liên Hoa